TỨ ÂN – Thay Lời Cám Ơn https://khiet.vinahf.net NGUYỄN THANH KHIẾT Sun, 15 Oct 2023 10:03:13 +0000 en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.5 https://i0.wp.com/khiet.vinahf.net/wp-content/uploads/2021/12/cropped-cropped-khiet-e1640694139605.png?fit=32%2C32&ssl=1 TỨ ÂN – Thay Lời Cám Ơn https://khiet.vinahf.net 32 32 205146790 Chuyện Người Học Trò ở Trung Tâm Seatic https://khiet.vinahf.net/2021/12/23/chuyen-nguoi-hoc-tro-o-trung-tam-seatic-saigon/ https://khiet.vinahf.net/2021/12/23/chuyen-nguoi-hoc-tro-o-trung-tam-seatic-saigon/#respond Thu, 23 Dec 2021 07:10:39 +0000 https://khiet.khuetu.com/?p=157 Continue reading]]>
Phong

Vào đầu thập niên 80, sau khi Sở Giáo Dục buộc tôi nghỉ việc, tiếp theo mấy năm tận tụy làm việc cho một công ty xuất nhập khẩu, rồi lại phải mất việc vì lý lịch “có vấn đề”, tệ hơn nữa là tôi suýt bị vạ oan sau chuyến đi Đông Âu. Công ty lúc đó bị một “scandal” lớn ở thành phố, và tôi có thể là vật tế thần (scapegoat), cho nên tôi biết mình sẽ không thể là một “công nhân viên” cho bất cứ công ty quốc doanh nào. Làm gì để nuôi sống gia đình bây giờ khi lý lịch tôi vẫn là một trở ngại để tôi có được công việc thích hợp.

May mắn, lúc đó chính phủ mới bắt đầu cho mở trường tư. Nắm lấy cơ hội này, tôi tham gia cùng với các người bạn đàn anh đã từng làm việc máy tính điện tử (IBM mainframe) ở Phủ Thủ Tướng từ những năm 60, mở một trung tâm dạy vi tính (tin học – PC computing). Đây là môn học còn rất mới đối với đại đa số thanh niên và “Trung tâm tin học SEATIC” là một trong những trung tâm (TT) đầu tiên ở Sài Gòn dạy tin học ( và có thêm Anh Ngữ) tên gọi thì lớn “trung tâm” nhưng khi bắt đầu chỉ có vài phòng học thuê được trên đường Đinh Tiên Hoàng, quận Một.

Nhớ lại những năm tháng dạy ở SEATIC, tôi đã làm việc rất say mê, tôi dạy với trái tim nhiều hơn là từ kiến thức mà tôi cũng “vừa học vừa dạy”. Do việc phòng vi tính chúng tôi ở công ty Xuất Nhập Khẩu quận 3 đã làm được thành công việc điện toán hoá công việc kế toán và kiều hối, nên tôi đã được các trung tâm mời đến dạy với đề nghị “anh muốn giá nào tôi trả giá đó” nhưng tôi vẫn trung thành với SEATIC vì tôi thích mọi người làm việc ở đây, hơn nữa tôi cũng không đủ thời gian để đáp ứng với sự lớn mạnh của TT SEATIC.

Đa số học sinh là những người chuẩn bị đi xuất ngoại, họ học về máy tính (tin học) và lái xe theo lời khuyên của thân nhân, cho nên lớp học tôi có nhiều học viên cỡ tuổi của thầy giáo. Trong số đó, Phong là một học sinh trẻ, nhỏ tuổi. Phong ít khi gặp tôi sau các giờ học để hỏi như các học viên khác, tôi biết đến Phong do Phong thích làm bạn và đi chơi với Hoàng, Chánh là các nhân viên trẻ phụ trách phòng thực tập, phát hành các giáo trình của tôi. Vài lần chuyện trò với Hoàng, Chánh, tôi biết là Phong ham chơi và “quậy”, nhưng tôi không quan tâm.

Thực sự khá tốn kém để theo học các lớp vi tính, nhưng đối với những người sắp đi xuất cảnh thì họ có thể theo học được, có người học thử “vi tính là cái gì”, có người thật sự chuẩn bị cho tương lai. Tôi có nhiều học sinh rất nghiêm chỉnh, chăm chỉ nhưng không có Phong trong số đó.

 Không nhớ vì lý do gì, Phong có đưa tôi đến gặp Ba của Phong, trong buổi nói chuyện hôm đó, tôi rất có ấn tượng về thân sinh của Phong. Ông là một cựu sĩ quan cao cấp của chế độ cũ, đang chờ đợi ra đi HO trong đợt đầu tiên. Không phải vì thái độ rất “tôn sư trọng đạo” của ông dành cho tôi, nhưng phong cách và lối nói chuyện từ tốn của ông, cho tôi một sự kính nể ngay từ lần gặp đầu tiên. Ông rất quan tâm và hỏi tôi về việc học của Phong, làm tôi hơi bối rối, bởi vì tôi không thấy Phong xuất sắc trong lớp, chưa kể vẫn nghĩ Phong là “thằng Phong ham chơi”, không nói cho ông một “sự thật phũ phàng”. Khi ra về, ông nói tôi hãy gắng giúp cho cháu, vì ông đã biết: “Nó cũng còn ham chơi lắm.”

Nhớ lời gởi gấm và cảm tình của ông dành cho, tôi bắt đầu để ý đến Phong hơn nhưng quả thật Phong thích chơi hơn là thích học. Tôi hay nhắc nhở Phong và dặn các cộng sự hay đi chơi với Phong, nên giúp cho Phong và cho em được ưu tiên dùng máy tính thực tập, vì giờ máy thực tập lúc đó rất quí và tốn kém.

Tôi rời SEATIC với sự bất ngờ của mọi người ở TT SEATIC, họ cứ nghĩ tôi rời SEATIC để nhận một công việc mới với lương rất “hậu hĩnh” mà tôi có chia sẻ với một nhóm nhỏ trước đó. Do tôi tốt nghệp thủ khoa lớp huấn luyện đầu tiên về “Khoa Học Thông Tin” (Information Science) của Chương trình Phát triển của Liên Hiệp Quốc (UNDP) cho Việt Nam kể từ sau 1975. Khoá đào tạo này đáng kể bởi vì Việt Nam bị quốc tế cô lập trong một thời gian dài. Tôi đã được tiếp xúc để chuẩn bị làm việc cho dự án tin học hoá sân bay Tân Sơn Nhất, nhưng sự thực là tôi sẽ không đổi việc mà sẽ đi Mỹ, và chỉ chia sẻ với một nhóm rất nhỏ những người gần gũi đã làm việc với tôi ở TT SEATIC.

Tôi rời SEATIC khi TT bắt đầu chấp cánh, lớn mạnh, thêm nhiều phòng học và lớp học mở liên tục suốt ngày, Ban Giám Hiệu đang có chương trình phát triển mạnh hơn nữa. Từ lúc qua Mỹ tôi “bặt vô âm tín” với rất nhiều đồng nghiệp, bạn bè, học sinh ở SEATIC bởi vì tôi quá bận rộn, dành hết nỗ lực “đấu tranh này là trận cuối cùng” cho tương lai gia đình tôi ở Mỹ.

 Sau 10 năm, tôi trở lại VN, trùng hợp với đám cưới con gái của của một người thầy dạy ở SEATIC, nên tôi đi dự, SEATIC nay có cơ sở rất “hoành tráng”. Tại đây, tôi gặp lại Hoàng, và qua Hoàng tôi biết tin các đồng nghiệp, học sinh cũ trong đó có Phong đang ở Mỹ.

Tôi liên lạc được Phong, và ngạc nhiên về “thằng Phong ham chơi” ngày nào, nay cũng đã ra trường ở một đại học có tên tuổi ở Boston, Massachusetts, và đang làm một công việc rất lý thú, đang rất “hot” (có nhu cầu cao). Phong làm về bảo vệ, an toàn mạng máy tính, cho một công ty tài chánh hàng đầu, đang quản lý các tài khoản tiết kiệm của các công ty ở Hoa Kỳ (Fidelity Investments). Tôi cũng thăm hỏi Ba em, và biết ông cũng đang sống thanh thản tại Boston.

Phong kể tôi nghe việc em đã chuyển từ “ham chơi” sang “ham học”, cũng là một vô thường trong đời và tôi rất mừng khi em đã biết tận dụng những ưu điểm của xã hội Hoa Kỳ này, nhất là các cơ hội quí báu dành cho những người di dân để xây dựng thành công cuộc sống mới, đạt được “Giấc mơ Mỹ”. Tôi nghĩ đến Ba Phong, ông sẽ rất vui khi Phong học hành thành đạt như ông hằng mong muốn, đó là điều tôi đã không làm được lúc cho Phong ở Việt Nam.

Phong luôn ghé thăm tôi mỗi khi Phong đưa gia đình đến New York chơi, hay đi xuống phía Nam. Chuyện trò nhiều với Phong về chuyên môn, tôi thấy cũng bắt đầu “lão lai tài tận” so với tuổi trẻ. Ngay việc lái xe và “parallel parking” ở thành phố New York mỗi khi đi chơi thì Phong: “Thầy để cho em!

 Tôi có các học trò thành công ở Mỹ nhưng tôi rất cảm kích về tấm chân tình của Phong, và kể cả cách đối xử rất “tôn sư trọng đạo” em đã dành cho tôi, mặc dù chắc gia đình em đã tốn tiền cho tôi nhiều hơn là kiến thức em thu thập được từ các lớp học ở SEATIC của tôi.

Tôi không ngạc nhiên lắm về sự trưởng thành, chững chạc của em, vì tôi đã có ấn tượng về Ba em “Like father, like son” (con nhà tông không giống lông cũng cánh). Từ đó, chúng tôi hay liên lạc với nhau. Trong cuộc đời dạy học, tôi có nhiều học sinh, nhưng cho đến nay, trong ngày nhà giáo, hay sinh nhật.. chỉ có vài học sinh gởi chúc mừng – Phong và Hoàng luôn luôn là người còn nhớ người thầy cũ SEATIC.

Có lần, Phong có tâm sự với tôi về nỗi buồn của vợ chồng trong việc khó khăn để có con, và em ý định xin con nuôi vì nghĩ có thể không còn hy vọng, và nỗi đau của mỗi lần hy vọng rồi thất vọng. Tôi rất tán thành với ý định xin con nuôi, vì đó là một nghĩa cử cao quí, làm phước cho một người. Trong lần đó, tôi chia sẻ với em về công việc của Hội VINAHF đang giúp định kỳ cho vài trại mồ côi ở VN, mà tôi đã đến thăm tận nơi, và hứa, khi em quyết định xin con nuôi, tôi cố gắng hết sức để giúp cho em.

Phong biết nhiều hơn về hội VINAHF, và từ đó Phong thường xuyên đóng góp giúp đỡ cho hội VINAHF nhưng biết em theo đạo Phật, tôi khuyên em thỉnh thoảng đến Chùa và cầu nguyện vì tôi có nghe nhiều phép lạ về chuyện lên chùa “cầu tự”. Tôi vẫn mong gia đình em có được một đứa con.

 Và “phép lạ” đã xảy ra, tôi vui mừng ngày em có được cháu gái đầu tiên, và hôm nay cháu đã 3 tuổi, rất kháu khỉnh. Phong gởi hình cháu đều đặn cho tôi, và Phong vẫn tiếp tục giúp cho các trẻ em mồ côi ở VN qua VINAHF hàng năm, ủng hộ tôi trong các cuộc gây quỹ VINAHF. Trời chìu lòng người, Phong nay không cần con nuôi nữa.

Thêm một cháu gái, tôi vui mừng với hạnh phúc của gia đình Phong. Em vẫn thường gọi nói chuyện với nhau. Phong biết lắng nghe, và hay hỏi ý kiến tôi về những quyết định quan trọng trong công việc, tôi luôn luôn chia sẻ với em các kinh nghiệm có thể giúp em đi lên, hay đối phó với những bất lợi, nhất là với các “politics” ở các công ty lớn, ngược lại, em cũng giúp tôi với những nhận định, phân tích trong việc đầu tư ngắn hạn, và dài hạn vì em rất am hiểu và “guru” trong lãnh vực này.

Cách đây mấy hôm, Phong cho biết sẽ gởi tiền cho một bà cụ già nào đó qua hình chụp của Hoàng mà tôi không hiểu rõ lắm. Sau đó, Hoàng giải thích là Hoàng đi tập thể dục rất sớm mỗi sáng và thấy cảnh bà cụ đang loay hoay với đủ các loại tạp hóa rẻ tiền trên một chiếc xe đẩy. Hoàng chụp hình và post lên facebook. Phong xem được và cảm thương bà cụ nên nhờ Hoàng qua VINAHF chuyển đến số tiền giúp Bà ăn Tết.

Một đoạn trong email của Hoàng cho Phong:

Sáng nay anh đã tìm thấy bà cụ, câu chuyện của bà như sau:

Bà tên Trần thị Bê, 81 tuổi, là một cư dân sông nước Sài Gòn từ nhỏ đến lớn, bà có 4 người con 2 trai, 2 gái nhưng tất cả đều quá nghèo khổ nuôi con không nổi nên bà cụ phải tất bật sớm hôm, nhiều lúc bà còn phụ những đồng tiền ít ỏi kiếm được của mình để nuôi cháu. Cụ phải thức dậy từ lúc 4 giờ sáng đẩy chiếc xe hàng từ Vĩnh Hội (cuối đường Tôn Đản, quận 4) đến chợ Xóm Chiếu gần 1 tiếng đồng hồ để bán, vì tuổi cao cụ chỉ bán được 1 buổi sáng, mỗi buổi kiếm được từ 50 đến 80.000 VND.

Tuy vậy, sức khỏe cụ khá tốt, trí óc minh mẫn, tai thính, mắt tỏ, không đau nhức gì cả, nhà cụ khá nhỏ nên mỗi ngày khi đi bán về, cụ phải đi lang thang ngoài đường để dành chỗ cho các con buôn bán trước nhà. Chỉ đến tối khuya cụ mới nghỉ ngơi được và 4 giờ sáng lại phải dậy đi bán rồi.

 Nhìn hình ảnh bà cụ trên 80 còn phải buôn bán tảo tần từ sáng sớm đến tối khuya, tôi nhớ đến chuyện Mạnh Tử khi nói về việc trị quốc, Mạnh Tử đã khuyên vua, hãy nhìn vào những người già, khi trên đường vẫn còn những người già quá tuổi mà còn phải làm lụng vất vả để mưu sinh thì đó là dấu hiệu của một xã hội không được quản lý tốt đẹp.

Tôi nhớ đến câu này để xem đất nước mình ra sao mỗi khi về VN và suy ngẫm câu nói của Khổng Tử: “Trong một đất nước được quản lý tốt đẹp, tình trạng nghèo nàn là điều đáng hổ thẹn, còn trong một đất nước nhiễu nhương thì sự giàu có là một điều hổ thẹn.”

 (In a country well governed, poverty is something to be ashamed of. In a country badly governed, wealth is something to be ashamed of. )

Như đã nói Phong hay gởi lời chúc Tết đến tôi, nhưng tết Quí Tỵ này Phong đã gởi sớm cho tôi một thiệp Xuân có rất ý nghĩa, đó là món quà Tết bất ngờ cho một bà cụ già bán rong suốt trong một ngày dài trên đường phố Sài Gòn. Với tôi đó là một hương vị Tết ngọt ngào còn giữ được lâu.

Tôi không những vui mừng khi thấy nụ cười rạng rỡ của bà cụ già khi nhận món quà tết bất ngờ từ Phong, nhưng điều tôi vui hơn là thấy người học trò cũ của tôi đã có một tấm lòng nhân ái, sẵn sàng chia sẻ may mắn của mình và luôn giúp người kém may mắn khi có dịp, đây không phải là lần đầu tiên Phong đã làm, nên tôi tin sự Phong càng thành công thì sẽ có thêm nhiều người nghèo được giúp đỡ..

Tôi cũng tin rằng, sẽ đến một tuổi nào đó, Phong nhìn lại cuộc đời mình, bên những thành đạt khác trong công việc, cùng với niềm tự hào chính đáng cho những thành quả trí tuệ của Phong đã góp phần để bảo vệ an toàn cho các hệ thống máy tính, còn có sự mãn nguyện khác, đó là niềm vui lâu dài từ việc em đã âm thầm giúp cho một vài cuộc sống vô danh, để họ bớt khổ hay giúp để bảo vệ nhân phẩm cho những người nghèo không hề quen biết, không tên tuổi, mà em và họ chẳng khi nào gặp nhau. Em sẽ tìm thấy niềm vui hạnh phúc trong cuộc sống qua các công việc âm thầm này, theo nghĩa: “We make a living by what we get, we make a life by what we give.” (Churchill).

Phong cũng cho tôi niềm vui và niềm hãnh diện khác khi tôi giới thiệu những người bạn tôi đến Phong, lúc Phong về VN, hay các bạn bè qua Mỹ gặp Phong, sau đó luôn nhận được những lời khen tặng tốt đẹp về tính tình, phong cách và cách cư xử của Phong đến những người bạn của tôi. Phong luôn làm tôi hài lòng mỗi khi có việc phải nhờ đến em. Tôi từng là thầy của em, nhưng thực ra tôi cũng học lại từ em trong cách xử thế, cách đón tiếp, xã giao với những người chưa hề quen biết.

Tôi vẫn yêu thích nghề đi dạy học, và nếu may mắn tôi còn trở lại đứng lớp thì có lẽ tôi đã có bài học từ Phong, để có một cái nhìn khác về các em học sinh “ham chơi hơn ham học”. Nhân duyên tôi gặp lại Phong, và chúng tôi có một quan hệ rất tốt đẹp giúp cho cuộc sống cả hai đều phong phú, tôi tin rằng việc giáo dục chân chính, nhất là việc làm từ trái tim, nếu không mang lại kết quả ngay trong một năm học, qua một kỳ thi, thì vẫn hy vọng, chờ đợi là nó sẽ mang lại các kết quả lý thú bất ngờ mấy chục năm sau.

Chuyện Phong đã âm thầm giúp cho một bà cụ già ăn Tết, đã gây cảm hứng, tôi ghi lại vài dòng về một việc làm có ý nghĩa, một chuyện vui trong ngày, nhất là những phần thưởng cho người thầy giáo khi có được một người học trò có lòng biết ơn và tình nghĩa.

New Jersey - Những ngày gần Tết Quý Tỵ

Phong
]]>
https://khiet.vinahf.net/2021/12/23/chuyen-nguoi-hoc-tro-o-trung-tam-seatic-saigon/feed/ 0 157
Giỗ Ba 49 Ngày https://khiet.vinahf.net/2021/12/17/gio-ba-49-ngay/ https://khiet.vinahf.net/2021/12/17/gio-ba-49-ngay/#respond Fri, 17 Dec 2021 07:07:08 +0000 https://khiet.khuetu.com/?p=143 Continue reading]]>
GioBa

Cách đây mấy năm, khi nghe tin Trưởng Nguyễn Đức Quang (NĐQ) lìa rừng, ngậm ngùi thương tiếc cho sự ra đi tương đối sớm của trưởng NĐQ, người mà những bài hát của ông đã góp phần hình thành nhân cách của tôi, nhớ ơn trưởng Quang, tôi viết bài để vĩnh biệt từ xa gởi Trưởng NĐQ trong ngày hoả táng

27 tháng 3 là ngày giỗ của Trưởng Nguyễn Đức Quang và cách đây hơn một tháng, tôi rất buồn thương để tiễn đưa đến nơi an nghỉ cuối cùng một trưởng hướng đạo khác, lão thành hơn, mà các bài ca và dòng thơ của ông đã tạo nên tính cách của tôi ngày hôm nay. Trưởng Nguyễn thanh Viêm, tên rừng “Ngựa Nhà Trời” nay đã xong trò chơi lớn Hướng Đạo để bay về trời vào ngày 23 tháng 2 năm 2016.

Hướng Đạo: Trò chơi lớn suốt đời.
Trò chơi thẳng thắng mãi vui tươi.
Chơi cùng bạn hữu tâm chân thật,
Chơi với trẻ em miệng nở cười.

Trưởng Viêm tuy không sáng tác được những bài ca Hướng Đạo hùng tráng để đời cho nhiều thế hệ về sau như các Trưởng HĐ Lưu Hữu Phước, Hoàng Quí, Nguyễn Đức Quang,... nhưng đối với tôi thì những vần thơ giáo dục về đạo làm người, về nghĩa tình, về tinh thần Hướng Đạo, cùng với các bài ca của Trưởng Nguyễn Thanh Viêm hay hát, đã trở thành một phần thân thiết của cuộc đời tôi, luôn trong trái tim tôi. Tôi sẽ ghi nhớ suốt đời, để nhắc nhở phải sống “cho xã hội rạng ngời chúng ta một lòng”.

Trưởng Nguyễn Thanh Viêm là Ba tôi, ông là một người cha đáng kính, đầy lòng yêu thương con cái, nhưng tôi không viết ở đây về một người cha gương mẫu, người chồng chung thủy, một người bạn chân tình, một nhà thơ nhân bản, mà viết về người cha như một Trưởng Hướng Đạo chân chính, kỳ cựu, một hướng đạo sinh tiêu biểu của: “Hướng đạo một ngày, Hướng đạo mãi mãi”.

Trưởng Viêm dẫn tôi nhập bầy sói con Nguyễn Trãi vào buổi họp đầu tiên lúc tôi còn mới 7 tuổi và từ đó tôi theo hướng đạo cho đến khi lên thiếu đoàn Lê Lợi.

Quãng đời hướng đạo tôi chỉ từ tiểu đến hết trung học, nhưng đời Hướng đạo của Trưởng Viêm bắt đầu từ lúc còn rất trẻ, khi giới thanh niên bắt đầu chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Pháp và ông đã theo đuổi phong trào HĐ cho đến những ngày cuối cùng trên giường bệnh. Hướng đạo là một đam mê suốt đời của ông, ông luôn nghĩ đến và tìm cách giáo dục thanh niên sống theo tinh thần Hướng Đạo.

Danh lợi tiền tài Trưởng chẳng ham,
Tre già ham giữ gốc ViệtNam,
Quyết tâm đào tạo lớp niên thiếu,
Nên sáng lập ra Hướng Đạo đoàn.

Má tôi kể lại câu chuyện lúc xưa, khi Ba Má tôi quen nhau, biết Má tôi có cảm tình với Ba tôi, cậu Trần Ngọc Liễn, người anh cả - quyền huynh thế phụ - hỏi Má tôi về Ba, Má tôi nói: “Ảnh là một hướng đạo sinh”, Cậu Liễn tôi nghe và trả lời bằng tiếng Pháp: “Il est scout, lI est un homme” (“Anh là là một hướng đạo sinh, nghĩa là anh ta là một con người”) và câu nói đơn giản này quả thực đúng một cách sâu sắc cho Ba tôi, vì Trưởng Nguyễn thanh Viêm đã sống như “một con người”, “Một sĩ phu của thế kỷ, một người Việt Nam biểu tượng, gương mẫu” như Thượng tọa Thích Quảng
Ba, sư trụ trì Chùa Vạn Hạnh ở Canberra đã nói khi tiễn đưa Trưởng Viêm đến nơi an nghĩ cuối cùng. Trưởng Nguyễn thanh Viêm, “một con người”, một Hướng Đạo Sinh với đủ phẩm chất của một bậc “trượng phu”, với cuộc sống dài gần một thế kỷ, Trưởng Nguyễn thanh Viêm đã sống qua bao nhiêu thăng trầm, nhiễu nhương của thời cuộc nhưng luôn: “bần tiện bất năng di, phú quý bất năng dâm, uy vũ bất năng khuất”.

Trưởng sống đơn giản, vô cùng thanh liêm, đạo đức, giữ được sự liêm khiết khi ở các chức vụ rất dễ dàng lạm dụng để làm giàu. Trưởng sống sót qua các trại cải tạo, vẫn giữ vững sĩ khí, không hề đánh mất tính tự trọng và với sự lạc quan, vì Trưởng luôn có “Nguồn Thật là đây sức sống vô biên.” Không ai tước đoạt được của Trưởng Viêm cái “sức sống vô biên, sống cùng tạo vật” và đó cũng là bài ca các trưởng Hướng Đạo đã hát để tiễn Trưởng Viêm lìa rừng. Những bài thơ, bài hát Hướng Đạo ngân lên nhưng lần này, Trưởng Viêm đã nằm yên bất động, dù vậy, tôi tin ông đang nghe và vui vì đời Hướng Đạo của Trưởng đã mở rộng thêm con đường để “anh em chúng ta chung một đường lên, chung một đường lên đến nơi Nguồn Thật”, con đường mà Trưởng Viêm đã dìu dắt bao nhiêu người tìm được “niềm vui Hướng đạo muôn đời” trong sự dấn thân, phục vụ và sống “Ái Nhân Như Ái Thân.

Tinh thần Hướng đạo của Trưởng Viêm không chỉ dành cho những sinh hoạt với bầy sói Nguyễn Trãi của ông, hay chỉ riêng với các hướng đạo sinh, mà còn cho bất cứ trẻ em nào ông có thể giúp được.

Gần 50 năm qua, bạn bè hàng xóm ở đường Cường Để, Hội An ngày xưa vẫn còn nhớ lại lúc đó Trưởng Viêm đã dùng cái sân thật rộng rãi phía sau nhà để tập trung hết trẻ em trong xóm tổ chức cho các em các ngày Trung Thu, dạy các em những chơi các trò chơi tập thể, tập các bài hát,... bởi vì không phải trẻ em nào cũng có đủ điều kiện để được tham gia sinh hoạt Hướng đạo. Trưởng Viêm luôn dạy chúng tôi không chỉ san sẻ may mắn mình cho những người kém may mắn, mà còn chia sẻ cả “niềm vui Hướng đạo muôn đời” và luôn nhớ điều luật thứ ba: “Hướng đạo sinh có bổn phận giúp ích mọi người”.

Những người hàng xóm ngày xưa, nay đều đã lục tuần vẫn còn nhớ, nhắc đến Trưởng Viêm, người đầu tiên đã cho họ biết niềm vui của hoạt động tập thể và nhắc đến lòng thương yêu trẻ với các sáng kiến để giáo dục các em qua các sinh hoạt vui, bổ ích của trưởng Nguyễn Thanh Viêm. Người hàng xóm vui tánh, hiền lành, yêu trẻ. Sống nhân ái, giúp người nghèo, bảo vệ người cô thế, đó vừa là cuộc đời làm việc của ông, vừa là sự giáo dục xuyên suốt cho chúng tôi trong quá trình trưởng thành từ Trưởng Nguyễn thanh Viêm.

Cuộc đời công chức thanh liêm, công minh chính trực, Trưởng Viêm luôn đứng về phía người nghèo để bảo vệ cho họ, nhất là trong những cuộc tranh chấp đất đai mà các người nông dân luôn luôn bị cô thế, chịu bất công trước thế lực của đồng tiền và sự quen biết của các chức sắc, cường hào. Có nhiều câu chuyện đã được kể đi, kể lại trong thành phố Hội An về sự thanh liêm, bảo vệ cho sự công bằng xã hội của Trưởng Viêm và nhân đây nhắc lại câu chuyện về sự thanh liêm đã cứu gia đình mà Trưởng Viêm là con trai cả trong gia đình.

Một toán Việt Minh được lệnh chận bắt gia đình ông nội tôi khi gia đình tìm cách trốn khỏi vùng tản cư, về lại Hội An, nhưng khi người nông dân dẫn đầu toán này nhận ra ba tôi, ông chính là người công chức điền địa trước đây đã đứng về phía của anh nông dân nghèo này, chống lại cả một thế lực cường hào, để bảo vệ công lý cho người nông dân, giữ được cho anh không bị mất miếng đất “hương hoả”. Nhớ ơn về việc làm chính nghĩa của Ba tôi, người nông dân Việt Minh đã tìm cách cứu gia đình ba tôi và còn kín đáo tặng thêm một rỗ khoai lang để gia đình “ấm lòng” trên con đường xuôi về lại Hội An.

Trưởng Viêm được Tổng Thống VNCH đích thân gắn Huân Chương Bội Tinh Hành Chánh cao nhất tại Dinh Độc Lập vì cuộc đời công chức rất thanh liêm, đức độ, chí công vô tư của ông. không ngạc nhiên khi Trưởng Viêm đã đặt tên các con trai của “Liêm - Khiết - Trung - Nghĩa” và cuộc đời Trưởng Viêm đã sống đúng như vậy qua bao thăng trầm của thời thế.

Phải biết Ái nhân như Ái thân” là lời bài ca mà Trưởng luôn hát ở nhà. Năm mươi năm sau, tôi vẫn nhớ hình ảnh tôi đi theo các đoàn cứu trợ Hướng đạo của Trưởng Viêm qua bên kia sông Hội An (Xuyên Long, Cẩm Kim) phát hàng cứu trợ để giúp cho các gia đình nạn nhân bão lụt. (Sau trận lụt năm Thìn, các hàng cứu trợ của Hoa Kỳ, hay các hội NGO quốc tế hay gởi đến Hội HĐVN để hội HĐVN giúp nạn nhân thiên tai mà không qua chính phủ VNCH.)

Không những dạy sống tháo vát, Trưởng Viêm còn dạy chúng tôi phải sống có tình người, biết giúp đỡ người khác, nhất là khi họ trong cơn hoạn nạn, nguy nan. Tết năm Mậu Thân 1968, nhà của Trưởng Viêm trở thành nơi tạm trú cho biết bao gia đình hoạn nạn vì chiến cuộc, tôi vẫn còn nhớ hình ảnh gia đình các nhân viên làm việc cho Ba tôi và bà con nằm ngủ sắp lớp từ phòng khách nhà tôi cho đến phía sau nhà của căn nhà dài gần 50 thước, gia đình Trưởng Viêm cưu mang họ đúng như bài ca quen thuộc Trưởng hay hát: “sẵn sàng ra tay giúp ích quanh ta...”, không chỉ giúp lúc hoạn nạn, ông luôn nâng đỡ và đối xử chân tình với các nhân viên thuộc quyền, nhiều người đã làm việc cho Trưởng vẫn nhớ đến người cấp trên đáng kính, một tiểu biểu của người công chức Việt Nam Cộng Hoà. Trung thành với người cộng sự cũng là một điều luật Hướng Đạo.

Chú Trừng, em út Trưởng Viêm kể lại một câu chuyện, khi chú tôi còn nhỏ, Trưởng Viêm là anh trai đầu, hay đọc chuyện cho cả nhà nghe, trong câu chuyện “Vô gia đình (Sans Famille)” của Hector Malot có đoạn xúc động, chú tôi muốn khóc nên chạy trốn xuống nhà dưới vì sợ bị các anh chị sẽ giễu cợt, nhưng Trưởng Viêm nhận biết và chạy xuống nói với em mình, đang rơm rớm nước mắt: “Em không có gì phải xấu hổ, hay phải che dấu sự xúc động của em với nỗi đau của người khác, em biết thương yêu, xót xa cho những người người bất hạnh là điều đáng quí.”

Trong nhiều cuốn sách ông chỉ chúng tôi đọc, cuốn “Tâm Hồn Cao Thượng” là cuốn với nhiều kỷ niệm, ông khuyến khích và thưởng cho chúng tôi cho mỗi câu chuyện chúng tôi đọc xong và kể lại cho Trưởng.

Về tấm gương “Ái Nhân như Ái Thân” của Trưởng, thời gian trôi nhanh, con cái không nhớ hết những gì cha mẹ dạy, nhưng nhớ rất lâu và bắt chước những gì cha mẹ đã làm, mấy chục năm sau, đứa “sói con” ngày nào chạy theo Akela Viêm, nay đã tiếp tục công việc yêu thích của Trưởng, VINAHF (Tổ chức Nhân Đạo Việt Nam), một hội từ thiện được ra đời từ hạt giống Trưởng Viêm gieo hơn nữa thế kỷ trước để tiếp nối công việc “ái nhân như ái thân” và nguyên tắc VINAHF về sự tôn trọng danh dự, lời nói, việc làm, việc giúp ích mọi người cũng từ các luật Hướng Đạo, để ai cũng có thể tin được lời nói của VINAHF, qua các công việc của VINAHF, tôi có dịp kể những câu chuyện mà Trưởng luôn luôn vui khi được nghe, khi được biết rằng “Đoàn chúng tôi mang tình thương đến gieo cho muôn người”.

Năm 2009, VINAHF có tổ chức cuộc quyên góp để đi cứu trợ nạn nhân bão lụt, một trận bão lụt khủng khiếp ở miền Trung, Trưởng Viêm đã động viên chúng tôi các Mạnh Thường Quân qua một bài thơ, sau đó tôi có báo tin cho Trưởng chuyến cứu trợ sẽ lên vùng Nông Sơn và giúp cả khu vực “Hòn Kẻm - Đá Dừng”, một địa danh gợi nhớ nhiều nỗi gian khổ với Trưởng Viêm và gia đình ông vì hơn 8 năm “cải tạo” Trưởng bị đoạ đầy tại nơi hiểm trở như câu ca dao:

Ngó lên Hòn Kẻm Đá Dừng.
Thương cha, nhớ mẹ thì về,
nhược bằng nhớ cảnh nhớ quê xin đừng!

Tuy sống sót qua các trại cải tạo ở Quảng Nam, nhưng bệnh sốt sét rừng đã làm Trưởng không còn nghe rõ như xưa và khi trở ông phải chứng kiến một bất công khác là căn nhà ông mua được năm 1960 do cả một đời làm việc thanh liêm, bị nhà cầm quyền tịch thu với lý do đó là “tài sản Mỹ ngụy” (cho dù mãi đến 1965 người lính Mỹ đầu tiên mới đến Đà Nẵng).

Cùng đoàn cứu trợ VINAHF, tôi trở lại đây sau hơn 30 năm, nhớ lại “cảnh cũ người xưa”. Vùng này sau 75 có những trại cải tạo đáng sợ có tiếng của Quảng Nam vì sự hiểm trở, cô lập, bệnh sốt rét rừng vì nằm sâu trong vùng Trường Sơn, gần biên giới với Lào, nơi Trưởng Viêm được thử thách “uy vũ bất năng khuất”. Trong một chuyến đi thăm nuôi ông, vì bị lỡ đường, ba anh em chúng tôi Khiết, Trung, Tuyết phải ở lại giữa rừng núi gần ngã ba Phước Lâm. Sau khi ăn cơm vắt, uống nước bên dòng suối, ba anh em tôi phải đi tìm nơi an toàn để ngủ qua đêm, vì vẫn nghe kể chuyện thú rừng cọp, gấu... từ những người dân hay người đi thăm nuôi người bị “cải tạo”. Rải rác có các nhà dân, chúng tôi tìm đến để chỉ xin được nằm bên ngoài trước hiên nhà, nhưng không một gia đình nào cho chúng tôi ngủ gần nhà họ, bởi vì chúng tôi là con cái của “gia đình cải tạo”, họ bị giáo dục để không có sự thương xót nào cho ba đứa thanh thiếu niên lạc giữa núi rừng, âm u khi tìm cách đi thăm cha vì nghĩa tình phụ tử.

Chúng tôi phải thức giữa rừng đến quá nửa khuya, mới may mắn được một toán công nhân đang khảo sát làm đường, đi đâu đó về khuya, bắt gặp và dẫn chúng tôi về lán trại của họ ngủ an toàn qua đêm.

Đó là câu chuyện 30 năm trước và trong kế hoạch cứu trợ, tôi nói với Trưởng Viêm Nông Sơn, “Hòn Kẻm – Đá Dừng” là nơi mà chúng tôi sẽ đến để cứu trợ cho đồng bào, họ là nạn nhân bão lụt.

Tôi nhớ chuyện ngày xưa, nhưng học theo cái Tâm của Trưởng Viêm, không hề có sân hận mà chỉ muốn giúp người, giúp đời. Hơn 8 năm ở trại tù cải tạo, ông có làm nhiều bài thơ làm lúc bị giam cầm, nhưng ông không hề có một vần thơ thù hận nào về sự bất công ông và gia đình đã chịu đựng.

Khi xong cuộc cứu trợ từ dài từ Quảng Nam đến Quảng Bình, tôi qua Úc đưa Trưởng Viêm xem các hình ảnh cứu trợ, ông rất vui lòng. “Hòn Kẻm – Đá Dừng” đã thay đổi nhiều, đã có đường sá tốt hơn, không trèo đèo vượt sông như xưa, nhưng cảnh nghèo của người dân vẫn không khác. Tiếc thay, hậu quả của các cơn sốt rét rừng trong trại cải tạo làm thính giác của Trưởng ngày càng xấu đi, khó nghe, tôi không kể hết cho ông được những công việc mà tôi biết là ông rất thích, cho nên từ đó, mỗi khi đi cứu trợ, hay các chuyến đi từ thiện, tôi bắt đầu tập viết, ghi lại như một tường thuật với các hình ảnh để ông đọc. Đó luôn là những niềm vui tôi mang đến cho ông mỗi lần về thăm và bên cạnh Trưởng Viêm, để muốn nói với Trưởng Viêm là “sói con nghe lời sói già!

Tôi vẫn còn giữ các bài thơ Trưởng làm để kêu gọi mọi người cùng tham gia cứu trợ với VINAHF, hay động viên tôi trong công việc này. Những ngày về cùng các anh chị em để chăm sóc Trưởng Viêm, tôi ngủ trong phòng làm việc của ông, chung quanh phòng làm việc là các hình ảnh, câu nói của cụ Baden Powell (B.P). Trưởng vẫn thường hay trích dẫn các câu nói của cụ P.B để tập cho chúng tôi luôn có cái nhìn tích cực, lạc quan, nhìn phía sáng của sự việc, như xem bức tranh hãy nhìn từ phía trước, chớ đừng nhìn, hay tìm dán nhện đàng sau, trong quan hệ hãy luôn nhìn cái tốt của mọi người. Tôi nhớ một câu nói Trưởng treo trong phòng để nhắc nhở ai muốn tham gia vào tổ chức, phục vụ cộng đồng thì hãy làm gì để có hiệu quả thiết thực, nên không chỉ với phong trào Hướng Đạo, ông đã mang tinh thần này đến mọi hội đoàn mà ông tham gia, ông động viên để các hội đoàn không “chỉ còn là một tổ chức”, những việc tích cực Trưởng Viêm đã mang đến cho các hội đoàn đã thể hiện rõ qua tình cảm dành cho Trưởng khi mọi người đến khi tiễn đưa ông. “Phải biết vui tươi khi khó khăn” lời ca theo sau “Phải biết ái nhân như ái thân”, những ngày cuối cùng trên giường bệnh, ông vẫn còn hát những bài ca Hướng Đạo, những bài quen thuộc với anh em tôi từ nhỏ. Trưởng luôn muốn ai cũng vui tươi cho dẫu trong tình huống nào và luôn luôn “Hát với tôi trong lúc vui hay trong khi buồn...” Bài ca ông hát ru cho từng đứa con, trong 7 đứa con trai gái của ông: “Đàn chim bay trong mùa thu cây vang mờ mờ”. Đó là bài “Có Một Đàn Chim” của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu viết cách đây hơn 50 năm, có mang tính Hướng Đạo: “Thanh niên ơi mau cùng chim tung bay...” và tôi cũng đã hát ru cho các con tôi cũng bài này: “...Hỡi Châu Á đang khổ đau ta đứng lên vì người vì Hoà Bình”. Không chỉ hát khi ru con ngủ, nhớ những buổi sáng trời lạnh ở miền Trung, Trưởng đánh thức anh em chúng tôi sáng sớm dậy đi học cũng bằng tiếng hát: “Dậy! Dậy! Dậy là dậy cho sớm. Dậy xin đừng ngủ ráng, nghe còi thúc tung mền ra” và đến đó Trưởng lấy mền ra để chúng tôi phải thức dậy.

Khi ông đã yếu đi nhiều, con cháu đến chung quanh Trưởng và hỏi Trưởng có điều gì muốn khuyên cho con cháu lúc này, Trưởng Viêm viết trả lời:“Sống vui, sống khoẻ, sống có ích và giúp đỡ người khác!” Rất ngắn gọn nhưng trọn nghĩa như là di chúc của Trưởng Viêm để lại cho chúng ta.

Vì những đóng góp cho phong trào Hướng Đạo Việt Nam, Trưởng Viêm đã được trao Huy Chương Bách Hợp của Tổng Hội Hướng Đạo, ông đã sống đời Hướng Đạo theo đúng luật và lời hứa Hướng Đạo, như ông hát bài này khi nhận Huy Chương Bách Hợp này.

Trong tâm trí: Sạch - sạch - sạch.
Có nói ra : Thật - thật - thật.
Trong nguy nan, nào ra tay sẵn sàng.
Cho ai khó: Rộng - rộng -rộng.
Thấy xót đau : Nhẹ - nhẹ -nhẹ.
Ta an nhàn làm những trái tim vàng!

Niềm vui HĐ cuối cùng của ông có lẽ là câu chuyện sau đây. vào vài tuần cuối cùng, ông yếu đi, ngủ nhiều và ông có thể ra đi êm ái trong những khi ngủ như vậy, lúc đó sắp Tết, Tráng đoàn Chi Lăng thuộc Đạo Quảng Nam muốn thực hiện việc tặng quà Tết cho người nghèo và cũng để giáo dục các sói con và thiếu sinh tinh thần “ái nhân như ái thân”.

Nhờ mạng lưới thiện nguyện hữu hiệu của VINAHF, chúng tôi nhanh chóng giúp ngân sách cho các Hướng Đạo sinh thực hiện việc đó như ý muốn của ông, khi anh Bình gởi các hình ảnh các HĐS đi tặng qua Tết đến, tôi đưa ông xem, ông rất chăm chú từng hình ảnh, ông không nói được nên viết lên câu hỏi. Ông hỏi tôi và Tuyết em tôi bên cạnh, đã giúp cho Tráng đoàn Chi Lăng bao nhiêu, Tuyết viết con số, ông đọc gật đầu ưng ý và từ từ nhắm mắt lại, nhìn khuôn mặt tuy ốm nhiều, nhưng thanh thản thiếp trong giấc ngủ, tôi nắm tay ông tôi thầm nói: “Ba ơi, sáu chục năm qua, con luôn làm đúng theo lời của Ba”.

Ông đã vui khi xem được các hình ảnh các Hướng Đạo sinh đi tặng quà, nhưng ông không còn khoẻ để đọc tiếp email của anh Nguyễn Duy Bình, Tráng Đoàn trưởng Chi Lăng viết tiếp theo, gọi Trưởng Viêm thân mật là chú vì anh cũng là bạn học của anh Liêm tôi: “Khiết! Anh gởi thêm hình ảnh tráng sinh tráng Đoàn Chi Lăng đi giúp ích đến các cụ già neo đơn trong dịp tết Bính Thân nhớ cho chú thím xem và nói đám hậu duệ của chú đang tiếp tục dấn thân theo tinh thần của chú nghe!

Hướng Đạo đã mang đến cho Trưởng Viêm những niềm vui cho đến những ngày cuối cùng! Năm nay, tôi lại được Cty AT&T đề cử và được giải thưởng PVSA (Giải Thưởng Của Tổng Thống Hoa Kỳ Cho Các Hoạt Động Phục Vụ Công Ích), nhưng Trưởng Viêm đã thanh thản lìa rừng, tôi không còn dịp mang đến Trưởng một niềm vui nhỏ để Trưởng có thể cảm hứng thêm các bài thơ mới, nhưng thôi nhắc lại vài vần thơ cũ mà các Trưởng HĐ ở Sydney và Xóm Tùng Nguyên, đã đọc để tiễn đưa Trưởng Viêm

Vĩnh viễn ra đi Trưởng vẫn còn,
Vẫn còn lưu dấu tấm lòng son.
Gia đình Hướng Đạo luôn ghi nhớ
Trưởng có công ơn với nước non!

Đám tang Trưởng Viêm đã tổ chức như tinh thần ông đã sống, niềm thương tiếc lồng trong tiếng ca, những bài thơ đưa tiễn từ các hội, đoàn, các tôn giáo khác nhau, các thân hữu ở khắp nơi. Các bài thơ, các tiếng ca suốt từ lúc bắt đầu tang lễ, cho đến khi vòng tang Hoa Huệ Hướng Đạo là vòng hoa cuối cùng phủ lấp lên linh cữu tiễn đưa Trưởng Viêm trong tiếng hát “Giữ Chặt Mối Dây” mọi người nối một vòng tay lớn cùng Trưởng Viêm như bao lần tạm biệt trước, nhưng hôm nay vĩnh biệt một con chim đầu đàn Hướng Đạo với tinh thần: “Sông núi không ngăn tình thương, mưa gió không lay can trường, chúng ta hôm nay hiệp vầy. Giữ chặt mối dây...

Lòng thương tiếc và nỗi buồn về sự lìa rừng Trưởng Viêm, rồi cũng sẽ vơi đi với thời gian, nhưng các bài thơ, bài hát tôi sẽ không bao giờ quên và thỉnh thoảng mỗi đêm tôi vẫn nghe như văng vẳng đâu đây tiếng ca của Trưởng Viêm hát ru anh chị em chúng tôi như ngày xưa : “Ngoài kia ai nghe tiếng chim gọi đàn dập dìu, Đàn chim mang dâng cho đời hương men thương yêu!

Nhớ đến công ơn của Trưởng Viêm, tôi nguyện sẽ cố gắng là một cánh chim, tiếp nối theo đường bay của Trưởng để tìm niềm vui trong công việc “mang dâng cho đời hương men thương yêu!” Sẽ bay với đôi cánh mà Trưởng Viêm đã cố gắng tạo cho chúng tôi để đem niềm vui Hướng Đạo, mang tình người “bay qua vùng bao la, bay qua đồng xa, tuyết trắng phương trời Đông hay trời Tây.”

Cám ơn Ba đã cho con đôi cánh, con sẽ luôn theo Ba không bao giờ bỏ đường bay Ba đã vạch ra, cho đến khi ngừng đập đôi cánh, giống như Ba đã nay thanh thản “xé biên cương chim bay không hề mong chi ngày về!

Đầu Xuân 2016 – New Jersey.
Viết cho ngày giỗ 49 ngày của Ba tôi, Trưởng Nguyễn Thanh Viêm. 

]]>
https://khiet.vinahf.net/2021/12/17/gio-ba-49-ngay/feed/ 0 143
Ôn Cố Tri Tân Trong Đại Dịch Covid-19 https://khiet.vinahf.net/2020/02/28/on-co-tri-tan-trong-dai-dich-covid-19/ https://khiet.vinahf.net/2020/02/28/on-co-tri-tan-trong-dai-dich-covid-19/#respond Fri, 28 Feb 2020 07:11:48 +0000 https://khiet.khuetu.com/?p=161 Continue reading]]> Đọc chuyện cũ:

Chuyện ngày xưa có một tên đạo tặc, rất hung hăng, may mắn sinh ra với thể lực cường tráng, nhưng phát sinh lòng tham, muốn học thêm được thần thông để có sức mạnh “siêu nhiên” làm chủ thiên hạ.

Muốn học được phép thần thông, thì gã phải có đủ 1000 ngón tay, đó là điều kiện tiên quyết, cho nên vì tham vọng này, gã đi gieo rắc khủng hoảng khắp nơi, giết người, chặt tay, lấy các ngón tay làm thành các vòng đeo trên người, nên do đó có cái tên Angulimala (nghĩa là vòng đeo bằng ngón tay “finger brace”). Tuy nhiên, Angulimala vẫn thiếu 1 ngón và không tìm đâu được nữa nên Angulimala nghĩ đến người mẹ già và về nhà để cắt tay mẹ mình cho đủ 1000 ngón tay, cho việc học thần thông.

Trên đường về nhà, đi qua một khu rừng, Angulimala gặp Đức Phật, gã vội vàng rượt theo, nhưng chạy mãi vẫn không bắt kịp, tức giận, vừa chạy vừa hét lớn: “Thầy tu kia đứng lại, đứng lại!” Phật quay lại trả lời: “Ta đã đứng lại từ lâu rồi, chỉ có ngươi là còn mãi chạy.” Lời nói với năng lượng từ tâm này đã giúp Angulimala thức tỉnh, khiến Angulimala “hối nhiên đại ngộ” và ông đã “buông dao thành Phật” sau đó trở thành một trong 10 đại đệ tử của đức Phật.

Đó là chuyện xưa. Phiên bản hôm nay trong đại dịch Covid-19:

Angulimala nghe Phật nói nhưng ý muốn chặt ngón tay quá mạnh làm gã “điếc”, chẳng thèm để ý, mà còn hét lớn: “Đừng có lãi nhãi, ngươi đứng lại thì tau chỉ cắt tay và tha cho mạng sống, đừng làm tau giận lên thì tau giết luôn”, rồi vẫn cắm cổ rượt theo, rượt theo, rượt theo, rượt,… cho đến khi đuối sức, biết không thể bắt kịp Phật, nên đành chịu thua và quay lại ý định ban đầu, dễ hơn là về cắt ngón tay của mẹ mình. Người mẹ già ngồi trong nhà, bao năm ưu phiền vì đứa con bất nhân, bất hiếu đã làm bà hổ thẹn vì những hành vi tham lam, ích kỷ của nó, với những tiếng đồn đãi về hậu qủa của các hành vi tội ác mà nó cũng không hề nhớ hay ngó ngàng đến bà.

Nay bổng dưng “đứa con xưa đã tìm về nhà” nhưng đáng buồn không như bà mong đợi, mà nó chỉ muốn cắt tay mẹ cho nhanh, rồi bỏ đi cho tham vọng “thần thông” ích kỷ của nó, nghĩ là với sức mạnh sẵn có, thì “muốn là được”, nhưng bất ngờ cho Angulimala, bà mẹ đã đến lúc phải có “chiêu” để răn dạy đứa con thái quá bất nghĩa của mình.

Bà đã không bị khuất phục dễ dàng bởi cái sức mạnh, vũ khí mà Angulimala quá ngạo mạn nghĩ là có thể làm được mọi việc, mà bà còn cắt đứt một cái tai “điếc” của con mình, nhắc nó nhớ hãy biết dùng tai của mình để nghe tiếng kêu gào về bao thống khổ của nó đã gây ra, hay để lắng nghe những lời khuyên “hồi đầu thị ngạn” để quay về với bản chất thật sự nhân từ mà bà đã sinh ra nó.

Bà bỏ đi để cho đứa con mình nằm chảy máu trong sự sợ hãi, đau đớn.

Đó là chuyện hôm nay, không biết Angulimala có thức tỉnh, để nhớ lại những lời khuyên đã nghe của Đức Phật, rồi đi tìm đến Phật để có cùng một kết thúc “có hậu”, hay ngược lại, vết thương tiếp tục rỉ máu rồi cũng sẽ lành, và Angulimala lại tiếp tục tìm cách khác để cắt được cái ngón tay của mẹ mình hay người khác để theo đuổi tham vọng của mình.

Chỉ có thời gian mới biết được, hãy chờ xem, chỉ biết hiện giờ Angulimala đang nằm với vết thương tiếp tục rỉ máu…

New Jersey – Tháng 3 năm 2020 trong dịch COVID19.

]]>
https://khiet.vinahf.net/2020/02/28/on-co-tri-tan-trong-dai-dich-covid-19/feed/ 0 279
Yêu Không Quyến Luyến https://khiet.vinahf.net/2019/07/08/yeu-khong-quyen-luyen/ https://khiet.vinahf.net/2019/07/08/yeu-khong-quyen-luyen/#respond Mon, 08 Jul 2019 07:13:16 +0000 https://khiet.khuetu.com/?p=167 Continue reading]]> Mấy ngày trước đó, để tối ưu thời gian gặp nhau do mỗi người một nơi, Na từ thành phố New York, Thuỳ Dương từ sở, Emily từ nhà, tôi ở nơi làm việc cùng gặp nhau ở một quán để gia đình ăn trưa với nhau, cũng là dịp để Emily gặp Na sau chuyến đi Úc thăm gia đình với nhiều câu chuyện vui. Khi chuyện trò, Na cho biết vài tin vui trong công việc, Emily và Na tin năm nay sẽ làm một năm rất tốt cho cả hai con Rồng, không phải nhờ tôi xem lá số tử vi mà do tiên đoán từ … Google!

Na và Emily nói có đọc một post của tôi trên Facebook và nhận xét rõ ràng tôi còn nhiều “attached” (quyến luyến) với nơi làm việc cũ – Bell Labs – và nhắc khéo tôi “walk my talk” (hãy thực hành) lời khuyên tôi hay nói “love without attachment” Yêu nhưng không quyến luyến, hay không lụy.

Bell Labs với diện tích bằng Buckingham Palace của Hoàng gia Anh, nay “Thương hải biến vi tang điền” đã trở thành một complex là một khu thương mại, chung cư và nơi làm việc của một số công ty với cái tên “Bell Works“.

Hôm nay, tôi và Emily đến để thử tiệm ăn Nhật ở đây, tôi dẫn Emily đi một vòng quanh và kể lại vài chuyện cũ đã khiến tôi “quyến luyến” với nơi này, đúng như nhận xét của “hai ả tố nga” đầu lòng của tôi, tôi vẫn còn nhiều lưu luyến với nơi đây và hay trở lại vì đó là những năm tháng tuy vất vả nhưng rất đẹp với tôi.

Đó là những năm tháng đáng nhớ, khi tôi bắt đầu lại cuộc đời ở Mỹ, với công việc đầu tiên tuy rất khiêm tốn ở đây, nhưng là cơ hội “ngàn vàng” để tôi vươn lên và học được biết bao điều tôi luôn mong muốn.

Sau một tháng đến Mỹ, nhờ anh Liêm giới thiệu, tôi có việc tại Bell Labs làm hợp đồng (contractor) về “system admin” cho phần mềm Sablime, sản phẩm của Bell Labs, lúc đó người hướng dẫn (mentor) cho tôi là một kỹ sư hệ thống (systems engineer) người Ấn Độ gốc, với chức danh là “Senior Member Technical Staff” (viết tắt SMTS, tạm dịch: thành viên cao cấp của Ban Kỹ Thuật, chữ “kỹ thuật” ở đây là chỉ công việc nghiên cứu & triển khai tại AT&T Bell Labs “huyền thoại“), tôi phải hỗ trợ cho ông và ngồi chung phòng với ông.

Nhìn phong cách làm việc của ông, với tất cả sự tôn trọng, sự hỗ trợ của Bell Labs cho việc ông đang làm và được ông có chia sẻ, giải thích rất nhiều điều với tôi về văn hoá của Bell Labs, tôi ước ao ngày nào đó tôi cũng được là một SMTS.

Sau 4 năm làm việc miệt mài, hăng say, quyết tâm chiến thắng với “đấu tranh này là trận cuối cùng” cho gia đình tôi từ “hai bàn trắng tay” khi đến Mỹ, tôi được Công ty AT&T chính thức tuyển dụng với chức vụ SMTS tại Bell Labs, với mức lương khởi điểm gấp nhiều lần thu nhập so với năm đầu tiên tôi qua Mỹ, chưa kể các “bổng lộc” và quyền lợi khác. Trong 4 năm tôi đã tận dụng các cơ hội tại Bell Labs, để bù đắp được 17 năm đã bị mất đi.

Tuy tôi tự mình, tận lực để đạt được mơ ước qua các thành quả công việc, nhưng cũng nhờ may mắn lớn là tôi có một người sếp (supervisor) tốt, ông đã tin tưởng, ủng hộ và tạo điều kiện cho tôi phát huy được khả năng. Chính ông là người quyết định nhận tôi vào cấp SMTS, sau khi đã giúp cho tôi đi học lại, lấy bằng Masters thứ hai để tạo điều kiện cho tôi được tuyển dụng vào vị trí SMTS. Với lòng trung thành và biết ơn, tôi nghĩ sẽ làm việc cho ông lâu dài, nhưng ông đã nhận một đề nghị quá tốt của AT&T (VRIP package) để nghỉ hưu rất sớm, trong buổi nói chuyện với tôi khi chia tay, ông cho tôi những lời khuyên có giá trị, tôi nghe ông để phát triển thêm chuyên môn của mình, và tôi luôn nhớ đến ông – Robert Steward – là người sếp đầu tiên của tôi ở Bell Labs và người ơn lớn trong cuộc đời của tôi.

Gia đình tôi cũng thay đổi nhiều hơn từ ngày tôi chính thức được đứng trong hàng ngũ “Senior Technical Staff” của Bell Labs.

Tuy khi đến Mỹ thì cái thời sung sức thanh xuân (“prime time“) của tôi đã mất đi 17 năm, 17 năm “tiền diện phong sương đa thọ quá” từ sau 75 như đã tiên đoán trong bài thơ tứ tuyệt, với bao nhiêu dự tính không thành, nên tôi quyết tâm bây giờ: “đấu tranh này là trận cuối cùng” và chính môi trường làm việc ở Bell Labs đã giúp tôi đạt được giấc mơ, làm được điều tôi mong cho gia đình, cho các con của tôi.

Kể lại chuyện cho Emily nghe, tôi không nói về chuyên môn, kỹ thuật, hay về những khám phá phát minh mà tôi may mắn đã được dự trong các buổi nói chuyện, vì tại đây thường có những cuộc nói chuyện về những kỹ thuật, công nghệ tiên phong hứa hẹn cho một chân trời mới, ví dụ như thời đại thông tin hôm nay, được trình bày rất sớm ở đây. Tôi nhớ được xem trình bày về cái browser đầu tiên (tiền Netscape) và khi diễn giả nhấn chuột (click) lên các links để lấy được các hình ảnh từ NASA, hội trường thích thú về tiềm năng của nó trong tương lai dựa trên mạng Internet.

Câu chuyện tôi muốn kể lại với các con mình là các bài học về giá trị con người, về tinh thần đồng đội (teamwork), sự phát triển cá nhân (human development), kỹ năng lãnh đạo (leadership skills), trong đó có hai chuyện tôi nhớ lâu và kể lại:

Sau khi tôi được nhận vào làm việc, tuy là một nhân viên rất khiêm tốn, nhưng người “sếp” (supervisor) trực tiếp của tôi cũng dẫn tôi đến gặp người sếp cấp trên cao hơn “Department Head“. Ông ân cần hỏi han, còn tôi thì quá rụt rè, bối rối vì tiếng Anh của tôi cả nghe nói đều còn “bập bẹ“. Lúc tôi đi ra, đi qua một phía bên ngoài có những vật bằng thủy tinh hay lộng kiếng cho thành tích của ông (recognitions) trên kệ, tôi không hiểu vụng về khi lấy cuốn sách trên kệ tôi làm rớt xuống bể tan tành 1, 2 cái recognitions. Tôi vô cùng lo lắng.

Nghe tiếng đồ vỡ, ông “sếp lớn” này từ phía trong chạy ra, hỏi tôi có sao không, tôi thì quá lo sợ do đã làm vỡ các thứ quí giá của ông, tôi cúi xuống lượm tiếp các mảnh thuỷ tinh vỡ tung toé và lắp bắp lời xin lỗi, ông khoát tay và tiếp tục cùng một câu hỏi, sau đó ông nhấn mạnh để tôi hiểu được là ông không hề quan tâm đến các đồ đã vỡ, ông chỉ muốn biết chắc tôi không hề hấn gì mà thôi! Thái độ ông cho tôi hiểu ông quan tâm đến con người chớ không phải là đồ vật cho dù ông quí nó.

Kinh nghiệm của tôi về sự tôn trọng và quan tâm của ông chủ lớn đến một nhân viên “quèn” là một giá trị của Bell Labs mà tôi đã theo tấm gương này để đối xử với những người khác trong mọi công việc trong hay ngoài chuyên môn, vì tôi muốn đối xử với mọi người như cách tôi đã được đối xử tại Bell Labs, trong những ngày tôi là một di dân nghèo, bở ngỡ, không hiểu biết gì về nước Mỹ nhưng chăm chỉ, cần cù để xây dựng lại cuộc đời mới. Câu chuyện này, giống như câu chuyện mà Ba tôi hay kể một người bạn tốt Nam Kỳ “hào phóng” của ông, anh bạn này cho người bạn mượn chiếc xe mới của anh, xe đi bị tông, người bạn báo tin tai nạn, xe bị hư. Khi nghe tin, anh hỏi và mừng rỡ vì bạn mình bình an vô sự và nói anh đừng lo, cái xe là “chuyện nhỏ” cho dù những năm 60 không mấy ai có xe như vậy. Cả hai chuyện đều về giá trị con người.

Một chuyện khác là cũng trong thính đường (auditorium), nơi các nhân vật như Bill Gates, Dennis Ritchie, Ken Thompson, Bjarne Stroustrup,… đến nói chuyện, có lần tôi dự buổi nói chuyện của người đứng đầu (President) của Bell Labs. Ông nói là trong cuộc đời làm việc, mỗi chúng ta đều có hai tài khoản để xây dựng, một tài khoản với thu nhập từ công viêc chuyên môn, đó là tài khoản ngân hàng, nhưng ông khuyên đừng quên tạo dựng một tài khoản thứ hai – đó là lòng tốt, sự tử tế (kindness), bồi đắp tài khoản này với các đức tính được Bell Labs cổ suý như sự thành thật, tính giúp đỡ, tinh thần đồng đội (teamwork) và hãy cùng nhau làm gia tăng giá trị cho đồng nghiệp. Ông khuyên mọi người hãy đồng thời xây dựng cùng lúc hai tài khoản, chớ không phải là “chiến thắng bằng mọi giá” (win with all costs).

Đó là quan điểm của một người lãnh đạo Bell Labs muốn nhắn nhủ đến các nhân viên làm việc tại đây!

Tài khoản thứ hai cũng không khác điều như là “nghiệp tốt” (good karma account), cái “Đức” mà ông bà chúng ta thường khuyên con cháu nên gieo trồng. Bell Labs khuyên các nhân viên mình nên vừa có tài vừa có đức.

Nhân các con nhận xét tôi còn quyến luyến nới làm việc cũ, tôi kể lại chuyện tuy xưa, nhưng chẳng hề cũ, bởi vì cho đến hôm nay, những điều thông thái (wisdom), lời khuyên hay tôi đã học hỏi tại Bell Labs, như câu chuyện 2 tài khoản, vẫn như mới hôm qua, chưa kể nhiều lớp huấn luyện mà AT&T đã cho tôi cơ hội đi học, đặc biệt là khoá huấn luyện Dale Carngie dài 13 tuần lễ về cách phát huy được tiềm lực cá nhân, kỹ năng lãnh đạo cho các đồng nghiệp cùng cấp và các xếp (managers).

Tôi được xếp hạng nhất trong khóa huấn luyện này với các bài viết từ kinh nghiệm của “con đường đau khổ” đã trải qua và được mời cộng tác với Cty Dale Carnegie.

Khóa học này đã không chỉ giúp tôi phát triển chính mình tại công ty AT&T, mà còn giúp tôi áp dụng rất có kết quả trong những lãnh vực khác nhau, đến hôm nay các kiến thức này vẫn còn giúp tôi rất nhiều, và tôi nguyện sẽ tiếp tục dùng những điều tôi học được ở đây để giúp bất cứ ai phát triển được tiềm năng của họ, như cùng góp sức với BCH VINAHF trong công việc lãnh đạo, việc giúp cho các TNV trong mạng lưới VINAHF, hay các học sinh được VINAHF bảo trợ phát triển được tiềm năng của các em, đó là cách để tôi tỏ lòng biết ơn (“Pay it forward“) đến những gì tôi đã học được ở đây – Bell Labs – nơi đã giúp cho tôi có cuộc sống hôm nay, và nơi tôi học được những phong cách làm việc, các giá trị đã thu hút, và phát triển được các nhân tài về cho đất nước này.

Tôi kể lại cho các con tôi, là thế hệ thứ hai ở Mỹ, hãy ghi nhớ để bảo tồn và phát huy các giá trị cao quí này như “uống nước nhớ nguồn” và đó là những giá trị cao quí khiến đất nước Hoa Kỳ này vĩ đại.

]]>
https://khiet.vinahf.net/2019/07/08/yeu-khong-quyen-luyen/feed/ 0 167
Cha Mẹ Sinh Con, Trời Sinh Tính https://khiet.vinahf.net/2019/03/25/cha-me-sinh-con-troi-sinh-tinh/ https://khiet.vinahf.net/2019/03/25/cha-me-sinh-con-troi-sinh-tinh/#respond Mon, 25 Mar 2019 07:07:36 +0000 https://khiet.khuetu.com/?p=145 Continue reading]]> Cuối tuần qua là thời điểm lý tưởng để đi chụp hình cảnh mùa Thu, năm nay ở New Jersey nhờ thời tiết, lá mùa thu thật đẹp, cho nên rất thú vị, lãng mạn để lang thang và thưởng ngoạn “Mùa Thu quyến rũ anh rồi!

Nhưng phải mất cơ hội này, để dành cuối tuần đi tham dự cuộc gây quỹ cho Nhà May Mắn (Maison Chance – MSC) của Mẹ Tim – Aline Rebeaud, tổ chức tại Delaware.

Tuy mất dịp đi chụp hình mùa Thu, nhưng được đền bù xứng đáng với một cuối tuần vui vẻ, đáng nhớ, gặp lại các “bạn hiền” cũ, mới, thân tình, có cùng sở thích ở các bang Virginia, Maryland, Delaware. Một buổi tối thật vui vẻ, nhất là được gặp lại Tim, Bích Vân & Sean cùng các bạn MSC-USA trong đêm gây quỹ ấm cúng cho Nhà May Mắn.

Nhưng có lẽ niềm vui kéo dài lâu là việc Emily đã thu xếp việc học trong lúc khá bận rộn để đến giúp cho Nhà May Mắn – Maison Chance (MSC USA) theo lời kêu gọi của anh Trung – trưởng ban tổ chức (BTC) của đêm gây quỹ – và Ba Mẹ muốn Emily làm điều đó.

Cũng như Na, khi Emily ra khỏi nhà, đi học đại học – như con chim đã “xổ lồng bay xa” thời gian giáo dục (hay là helicopter parenting – cha mẹ “kèm kẹp”) của chúng tôi xem như cơ bản hoàn tất. Từ lúc đó, tôi sẽ dành cho các con quyền quyết định và có trách nhiệm với hầu hết mọi việc, giống như Ba Má tôi đã cho tôi, khi tôi rời Hội An vô Sài Gòn học. Tôi đối xử với các con tôi như là những người đã trưởng thành.

Cho nên khi được anh Trung là Trưởng BTC, hỏi tôi có thể nhờ Emily tham gia giúp cuộc gây quỹ, bởi vì BTC đang thiếu người và đang cần các thiếu nữ, trẻ trung, duyên dáng cho đêm gây quỹ tươi trẻ hơn, bên cạnh các khuôn mặt thường xuyên, quen thuộc của BTC MSC-USA. Tôi chuyển lời kêu gọi này đến Emily và dè dặt trả lời với anh Trung vì tôi hiểu Emily rất bận có thể không giúp được, cho dù tôi thông cảm sâu sắc với anh việc cần sự tiếp tay của nhiều người để chung sức cho một cuộc gây quỹ thành công nên sẵn sàng và hoan hỉ lái xe xuống tham gia.

Emily đã từng giúp nhiều cho các cuộc gây quỹ cho VINAHF, nhưng khi đó Emily lúc đang còn ở nhà, học Trung học. Từ việc phụ mẹ với thức ăn cho mẹ, hay cho Ba về phần trình bày cho mỗi lần gây quỹ, dù không hiểu hết những nội dung đang chuẩn bị, nhưng Emily giúp rất đắc lực, khi được “sai đâu đánh đó”. Có khi Emily phải ngồi hàng giờ, suốt cả buổi gây quỹ, để bán các tặng phẩm từ thiện, nhưng ít ai đến mua. Emily luôn đáp ứng mỗi khi Ba Mẹ cần tiếp tay để giúp gây quỹ cho VINAHF.

Nhưng nay lại hoàn toàn khác, một đêm gây quỹ, không phải cho VINAHF và sẽ làm việc với hầu hết với những người Emily chưa gặp, chưa biết gì về cuộc gây quỹ này, lại đang rất bận rộn với bài vở và còn có kế hoạch sẽ tham gia một cuộc họp ở trường (MICA) cùng cuối tuần đó, Emily học ở bang Maryland, mà cuộc gây quỹ MSC ở bang Delaware kế cận, đó là những thông tin Emily trả lời lại cho tôi và có lẽ là rất chính đáng để Emily có thể từ chối lời mời của anh Trung.

Trong tin nhắn trả lời cho Emily, tôi khẳng định lại là tôi để Emily tự cân nhắc theo ưu tiên công việc, suy nghĩ và quyết định, tôi sẽ đồng ý và ủng hộ với bất cứ quyết định nào của Emily. Tôi có nhắc lại là trong lần gây quỹ này, sẽ được gặp Aline Rebeaud, là người tôi rất cảm phục và cô đã gây cảm hứng cho tôi trong việc thành lập và theo đuổi các việc làm của VINAHF, chưa kể việc cô có giúp nuôi trẻ tật nguyền đáng thương, tôi giới thiệu đến vì VINAHF không làm được điều đó.

Trong ngày gây quỹ, Emily đã đến Delaware để cùng với Ba mẹ những người bạn VINAHF ủng hộ cho Mẹ Tim và Emily đã giúp đắc lực cho cuộc gây quỹ Maison Chance, sau đó quay trở về lại Maryland ngay trong đêm, để làm việc bù lại thời gian đã mất.

Hôm nay được email của anh Trung gởi ra cho BTC và các bạn MSC về kết quả rất tốt đẹp của cuộc gây quỹ, trong email anh có ưu ái nhắc đến Emily trong số các khuôn mặt trẻ của thế hệ sắp tới, với hy vọng “Tre già măng mọc” sẽ tiếp tục các công việc của những người đi trước, niềm vui của tôi được tăng gấp đôi, nên thôi thúc để tôi viết lại ở đây (trước khi đến tuổi quên hết!)

 Mười năm trước, tôi có lần tôi đã viết về niềm vui của mình, vì một việc Emily đã làm khi mới 8 tuổi, nay Emily 18 tuổi, đã trưởng thành để có một suy nghĩ độc lập và việc làm của Emily cũng làm cho tôi vui để ghi lại trong bài này.

Việc Emily thu xếp để tự nguyện đến giúp cho Maison Chance, có thể xuất phát từ lòng thương yêu cha mẹ, muốn được làm điều Ba Mẹ yêu thích, hay từ cái “tâm” thích tham gia việc từ thiện, hay dù là gì đi nữa, cha mẹ rất hài lòng vì Emily quyết định chọn việc hy sinh thời gian của mình, chịu được khó khăn, nhiêu khê, bất tiện để làm việc vì ích lợi cho người khác.

Cha mẹ sinh con, trời sinh tính”. Nếu suy nghĩ và việc làm như trên của Emily, là một phần của “tính” Emily, thì tôi thầm cám ơn Ơn Trên, Trời Phật đã giúp cho chúng tôi, vì đã “sinh tính” cho Emily biết nên sẵn sàng hy sinh, nghĩ đến việc phục vụ, giúp ích cho người khác khi có dịp, đó là một đức tính tôi luôn luôn mong ước các con tôi có được!

]]>
https://khiet.vinahf.net/2019/03/25/cha-me-sinh-con-troi-sinh-tinh/feed/ 0 145
Trưởng Nguyễn Đức Quang đã Lìa Rừng https://khiet.vinahf.net/2019/03/10/truong-nguyen-duc-quang-da-lia-rung/ https://khiet.vinahf.net/2019/03/10/truong-nguyen-duc-quang-da-lia-rung/#respond Sun, 10 Mar 2019 07:12:54 +0000 https://khiet.khuetu.com/?p=165 Continue reading]]> Năm nay chúng tôi về Washington D.C để xem Hoa Anh Đào nở nhưng thời tiết đúng vào ngày thứ Bảy không đẹp như các năm trước, bầu trời ảm đạm, không trong xanh, nắng ấm để thấy vẻ đẹp của “Hoa Đào Cười Gió Đông”. Phải chăng nó cũng là cái tâm trạng của tôi khi nhớ rằng hôm nay cũng là ngày đám tang của một nhạc sĩ mà tôi đã lớn lên với các bài hát của anh, Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang, tôi ngậm ngùi, thương tiếc vì sự ra đi quá sớm của anh.

Mây đen bao phủ và trời đổ mưa, chúng tôi vội vã vào trốn mưa tại đài tưởng niệm Thommas Jeffeson. Nhìn trời mưa, các cành hoa anh đào tả tơi trong gió làm tôi liên tưởng đến anh NĐQ, anh đã sống qua một thời khó khăn của quê hương, đất nước tả tơi như cánh hoa trong gió nhưng anh đã “xin chọn nơi này làm quê hương” và dùng lời ca, tiếng hát của anh đã mang đến cho bao người niềm hy vọng “vươn dậy như triều dâng cho buồm căng xuôi trường giang” về một tương lai tốt đẹp.

Tôi tập tểnh hát các bài ca của Nguyễn Đức Quang khi mới học từ lớp 8, 9 nhờ sinh hoạt Hướng Đạo, hay ở các trại hè học sinh của Bộ Giáo dục Thanh niên. Những bài hát của Nguyễn Đức Quang khi cùng hát vang trong những sinh hoạt tập thể, các chuyến đi cứu trợ, hay khi làm các công tác xã hội gây luôn tạo ra một không khí sôi nổi, thúc giục mọi người hành động. Thế hệ tôi lớn lên có lẽ ai cũng ghi nhớ một câu hát nào đó của Nguyễn Đức Quang. Càng trưởng thành, tôi càng yêu thích các bài hát của phong trào Du Ca mà Hướng Đạo cũng đã sử dụng để giáo dục, khuyến khích cho tuổi trẻ phục vụ, những bài hát với nhịp điệu hay, lời nhạc rất dễ đi vào lòng người, các bài hát của NĐQ luôn gợi lên những tình cảm rất trong sáng, kêu gọi sự dấn thân, phục vụ.

Trải qua bao nhiêu năm, mỗi lần hát lại các ca khúc “khai phá” năm xưa, tôi vẫn còn cái nhiệt tình cho dù ngọn lửa thanh niên nay đã từ từ chuyển qua tráng niên.

“Ôi quê hương ơi đẹp tươi đứng trong trời đất,

Ta yêu quê ta thì đâu có bao giờ mất.

Yêu giống nòi mình lầm than mãi rồi!

Yêu khiến lòng chẳng biết sao nguôi”.

Năm 1973, lớp 12, vốn là một học sinh chỉ biết học, chưa bao giờ hát trước đám đông, hay làm văn nghệ, nhưng tôi cũng liều mình, cầm đàn lên hát trong chương trình văn nghệ ở trường Trần Qúi Cáp bài “Chiều Qua Tuy Hòa” của nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang, cũng từ đó khi gọi tôi, các bạn gắn thêm “cái đuôi”, “Khiết, Chiều Qua Tuy Hòa”.

Sống và lớn lên ở miền Trung, bên cạnh dòng sông Thu Bồn, gần như mỗi năm tôi đều chứng kiến cảnh lụt lội gây tang tóc cho những người dân nghèo sống trong các làng ven sông. Lúc nhỏ, từ phía Hội An, tôi đã nhìn thấy dòng nước xiết cuốn đi các mái nhà tranh, tôi đã thấy những điêu tàn, xơ xát sau các cơn lũ lụt, cho nên khi nghe lần đầu tiên bài “Chiều Qua Tuy Hòa” tôi rất xúc động. Nhạc sĩ Nguyễn đức Quang, diễn tả rất trung thực với tình cảm xót xa “Ôi cùng đau lòng cùng hoang mang giữa khi khó khăn”. Đúng như câu nói: “Một bài hát hay giống như một bài nói chuyện của thiên thần”.

Nghe bài hát này, dễ cảm nhận được cái tình thương và nỗi đau của anh đối với cảnh thê lương của những người dân, anh diễn tả nhẹ nhàng nhưng rất cảm động, nỗi lòng của anh với những đau khổ của người dân đang gánh chịu cả vì chiến tranh lẫn thiên tai.

“Đường đi đưa tới phía Nam nhưng lòng triền miên ray rứt theo miền Trung.

Cầu xưa xơ xác sau cơn bão tố Người dân tan tác bên đường ngẩn ngơ!

Ôi bước buồn theo với không gian buồn Một đêm qua biết bao sầu thương…”

Không chỉ trong các sinh hoạt tập thể, những năm lớp 11, lớp 12, cả bốn, năm đứa bạn thân của tôi nhiều đêm khuya ngồi trong cảnh cúp điện, muỗi chích nhưng cùng nhau hát đến khuya những bài nhạc của Nguyễn Đức Quang. “Bên Kia Sông” là bài hát khá phổ biến của anh, nhưng ít phổ biến hơn là bài “Người Yêu Tôi Bệnh” mà chúng tôi rất thích ngân nga hai câu cuối của bài hát, như nhiều bài hát khác của anh, tôi thích nhạc Nguyễn Đức Quang ở các câu kết:

“Giờ còn có nhau giúp nhau cho thật nhiều,

Ngày nào mất nhau sớt chia chẳng được đâu…”

Như mọi người ở tuổi mới lớn, yêu lý tưởng, có hoài bão, rất tự nhiên, tôi yêu thích và hát theo các bài hát của các đàn anh, các trưởng Hướng Đạo, những bài ca ngợi tình yêu quê hương, lên án bất công xã hội, kêu gọi sự dấn thân, đấu tranh cho một trật tự mới, mà sau này mới biết được các bài ấy phần lớn là của Nguyễn Đức Quang, như các bài “Xin Chọn Nơi Này Là Quê Hương”, “Cho Đồng Bào Tôi”, “Im Lặng Là Đồng Lõa”, “Hy Vọng Đã Vươn Lên”, “Về Với Mẹ Cha”, “Không Phải Là Lúc”, “Nỗi Buồn Nhược Tiểu”, “Ruồi và Kên Kên”…

Bài “Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ” hùng tráng, vốn quá phổ biến và mọi người và mọi người đều biết tác động tích cực của nó. Có lúc tôi nghĩ bài này cũng có thể chọn làm bài quốc ca, bởi vì cứ mỗi lần hát lên nó làm cho mọi người thấy dâng lên niềm tự hào dân Việt để “khuyên cháu con ta còn tiếp tục làm người”, một ước muốn giữ cho dòng máu Việt bất khuất “từ thành Văn Lang dồn lại” không ngừng chảy qua bao thế hệ, cho dẫu đất nước có bị khốn khó, gian nan đến đâu rồi chúng ta cũng vượt qua được bởi do “còn Việt Nam triệu con tim này còn triệu khối kiêu hùng”.

Tuy nhiên bài hát “Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ” bị cấm sau 75 với sự đi “cải tạo” của Nguyễn Đức Quang, nhưng không phải là ngẫu nhiên sau mấy chục năm bài hát này cho dù không được nhắc đến, bỗng nhiên vang dậy ngay chính giữa Sài Gòn trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, Trường Sa “Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ” lại được cất cao để nhắc nhở mọi người là “Ta như nước dâng, dâng tràn có bao giờ tàn” trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ lãnh thổ.

Không chỉ sống và lớn lên với cảnh “trời hành cơn lụt mỗi năm”, cảnh chiến tranh, bom đạn, khủng bố, pháo kích, gài mìn,… làm cái tuổi thơ lúc nào cũng lo âu. Con chó Nhật (Medor) nhỏ dễ thương của gia đình tôi còn phân biệt rõ tiếng đại bác mỗi đêm, tiếng nào là của “phe ta”, hay tiếng pháo kích khủng bố để chạy vô hầm trước khi còi báo động, thế mà cuối cùng nó cũng bị chết vì mảnh đạn pháo kích ngay trước cửa nhà.

Có lẽ không ai trong chúng ta không có người thân, bạn bè đã chết quá trẻ trong cuộc chiến qua, thường là bi thảm hơn trong các vùng “xôi đậu”. Bài “Người Anh Vĩnh Bình” của Nguyễn Đức Quang đã kể lại một câu chuyện rất thực, rất tiêu biểu. Cũng như bài “Chiều Qua Tuy Hòa”, bài “Người Anh Vĩnh Bình” được anh diễn tả rất cảm động, gợi lên niềm cảm thương cho biết bao nhiêu “Người anh Vĩnh Bình” không tên, thương cho cả gia đình anh, người vợ trẻ thành góa phụ, người mẹ già mất con, đứa con thơ mất cha, nỗi đau chung của cả dân tộc:

“Đêm lòng nghe lòng quặn đau lên giữa cơn mộng lành,

Ôi vì thâm tình cùng con dân sống trong chiến tranh.”

Năm lớp 12, đứa em gái tôi, Thanh Tuyết làm hoạt cảnh “Người Anh Vĩnh Bình” trong chương trình văn nghệ của trường nữ Trung học Hội An, đó cũng là một kỹ niệm rất dễ thương và đáng nhớ. Không nhớ Tuyết có được gọi là “Tuyết – Người Anh Vĩnh Bình” không?

Nếu như Plato đã nói: “Âm nhạc là sự rung động của âm thanh để thấm vào tâm hồn cho việc giáo dục các đức hạnh” (tạm dịch từ “Music is the movement of sound to reach the soul for the education of its virtue”) thì nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang đã làm được điều đó. Những bài hát của anh không những đi vào lòng người, khơi dậy những tình cảm trong sáng, yêu đất nước, yêu quê hương, cảm thông nỗi khổ đau chung mà anh còn giáo dục được tinh thần dấn thân, phục vụ, đấu tranh cho một xã hội công bình, bác ái. Lời nhạc của anh như một bài công dân giáo dục, khi nhẹ nhàng khi hùng tráng khiến mọi người phải suy nghĩ về thái độ và trách nhiệm của mình, nó đi vào tâm hồn người hát và nghe để trở thành một chỉ nam hành động:

“Xin nhận nơi này làm quê hương dẫu chiến tranh

Xin nhận nơi này làm quê hương dẫu cho khó thương”.

Nhạc Nguyễn Đức Quang không than thở, chỉ nêu ra một thực tế đau lòng và kêu gọi tuổi trẻ hãy hành động để thay đổi, không chấp nhận “status quo”:

“Một địa cầu mới hãy mọc lên

Một thế giới mới hãy ra đời

Một nền hòa bình vĩnh viễn mau đến cùng ngưòi

Một đoàn người mới hãy vùng lên

Bài ca tranh đấu hãy vang rền

 và người vì người hãy chủ động nuôi lớn quê hương”

Nhạc của anh, người hát và nghe là một, chỉ là tiếng nói chung để mọi người cùng tham gia để làm thay đổi như chính lời của anh: “Loại thể nhạc của tôi không phải nhạc cho thu âm, mà là những bài hát về thanh niên, dành cho những sinh hoạt cộng đồng. Tiếng nói của tôi là tiếng lòng chung của người cùng thế hệ”.

Lời bài hát “Không Phải Là Lúc” là bài tôi rất yêu thích vì có sức mạnh thúc giục để hành động cho điều chúng ta mong muốn.

“Không phải là lúc ta ngồi mà cãi suông

Không tin nơi nhau thế ta định nhờ ai dẫn đầu

Thế giới ngày nay không còn ma quái

Thần tượng tàn rồi, còn anh với tôi

chúng ta đi tới bằng cái tầm thường thôi.

 Mình chậm chân theo sau người ta, còn ngồi đây nghĩ lo viễn vông

Thắc mắc, ngại ngùng đến lúc nào mới làm xong?”

Điều rất đáng buồn là mấy chục năm qua bài hát “Chuyện Việt Nam” của anh vẫn còn đúng cho dù chiến tranh đã chấm dứt từ lâu:

Chuyện Việt Nam ôi mấy mươi năm, mấy trăm năm hay đã hơn ngàn năm.

Mấy ngàn năm chưa thấy vẻ vang, trên đường đi vẫn còn tối tăm

Người sáng lập phong trào Hướng Đạo thế giới, cụ Baden Powell đã nói: “Hướng đạo một ngày, Hướng đạo mãi mãi!” Nguyễn Đức Quang là một tiêu biểu của cái Hướng đạo Mãi Mãi. Bắt đầu chơi HĐ từ năm 15 tuổi, anh viết ca khúc đầu tiên với ca khúc “Gươm thiêng hào kiệt,” dành cho phong trào Hướng Ðạo “Người đứng chống gươm thiêng, vì đại nghĩa quên mình” mãi cho đến cuối cuộc đời, trong tim anh vẫn luôn giữ lời hứa của một Hướng Đạo sinh, với ngọn đuốc thiêng soi đường:

…“Anh em ơi kìa nước non đang chờ, Anh em ơi Đại Nghĩa luôn tôn thờ, Chúng ta nguyện kiên tâm tiến lên”…

Tôi có ý định mời anh Quang qua New Jersey để giúp cho một chương trình gây quĩ cho hội VINAHF. Dù rằng tôi chưa bao giờ gặp mặt, hay nói chuyện trực tiếp với anh nhưng tôi luôn tin rằng khi sẵn sàng để mời anh, anh sẽ không từ chối bởi đó là tinh thần Hướng Đạo “Giúp đỡ mọi người không cứ lúc nào”. Tôi cứ nghĩ mình còn thời gian, trong khi cứ mãi lo nghĩ đến chuyện kế hoạch này nọ thì cuộc đời vẫn trôi theo cái lẽ “Vô Thường”.

Anh ra đi ở tuổi 68 cho dù vẫn được xem là “thọ” hơn những người đồng hành Du Ca với anh, nhưng vẫn quá sớm để ngọn lửa chất chứa trong các tiếng hát, bài ca của anh vội tắt vì một ngọn lửa khác “Ngọn Lửa Vô Thường!

Với tin buồn về sự ra đi đột ngột của anh, Internet nhanh chóng đưa tin về các hoạt động ở khắp nơi để tưởng niệm đến anh, những bài hát của anh đồng loạt được làm sống lại, tôi vui mừng vì thấy không phải chỉ thế hệ từ “tri thiên mạng” trở lên, mà hôm nay nhiều bạn trẻ cũng đã tiếp nối lời ca: “Không phải là lúc ta ngồi mà đặt vấn đề nữa rồi, Mà phải cùng nhau ta làm cho tươi mới”, những bài hát mà tôi cũng đã một thời sống với nó, hát với tất cả cái nhiệt tình của thanh niên, cho đến nay trí nhớ quên trước quên sau nhưng vẫn còn thuộc lòng nhiều bản nhạc của anh mà sinh hoạt ngoài trời thì không thể thiếu được, bởi nhạc Nguyễn Đức Quang “Đến đây không hát thì hò, không phải con sò ngậm miệng ngồi nghe” mà nhạc của anh thì đến con sò cũng mở miệng hát theo.

Anh tuy đã ra đi nhưng tiếng ca từ những bài hát của anh sẽ còn ở lại mãi mãi. Nhạc của anh, không những cho thế hệ đàn anh, thế hệ chúng tôi, mà còn cho những thế hệ kế tiếp, cho tất cả những ai chung một ước mơ muốn được:

“Cùng đi lay Trường Sơn. Cùng đi xoay Hoành Sơn,

Cùng đi biến ruộng hoang ra lúa thơm.

Vượt khơi ra đảo xa. Lướt ngàn nước non nhà.

Ta đắp bồi cho mẹ cha”.

Vĩnh biệt anh Quang, một Trưởng Hướng Đạo, con chim đầu đàn của “Phong Trào Du Ca”, anh đã vạch một đường bay trong bầu trời tối u ám, giông bão, như tia sáng trong cảnh tối tăm mang lại “Hy vọng đã vươn lên trong màn đêm bao ưu phiền”. Tôi viết bài này để cám ơn anh vì tôi đã may mắn trong số những con chim bay theo sự “hướng đạo” của anh, được anh giáo dục qua các bài ca, để “phải biết ái nhân như ái thân, phải biết vui tươi khi khó khăn” và cùng ngân nga theo những bài ca anh bắt giọng, nhưng rồi cũng như anh có lúc trái tim và cánh chim cũng sẽ ngừng đập, nhưng chắc chắn chim sẽ chẳng bỏ đường bay, vẫn theo anh, cùng với bao nhiêu người khác làm một gì điều đó cho cái ước mơ chung mà anh đã gói ghém trong các bài nhạc của anh.

Về ước mơ, tôi luôn nhớ đến các câu kết của bài hát về câu chuyện thương tâm của “Người Anh Vĩnh Bình”, tuy nhiên cái số phận bi thương của dân tộc cũng như cái bầu trời u ám, giông bão cũng sẽ qua, tôi tin rằng rồi sẽ có một ngày, tia nắng ấm mùa Xuân sẽ đến với quê hương, không phải ngẫu nhiên, mà nó đến từ những người theo tiếng ca của anh “Đi dựng lại cơ đồ, Giống da vàng là vua đấu tranh” họ từ khắp những nẻo “Đường Việt Nam ôi vô cùng, vô tận, đường ngang tàng ngoài biển Nam đến Trường Sơn” và sẽ viết tiếp bài hát của anh về điều mà “Người Anh Vĩnh Bình” mong muốn trong lá thư chưa kịp gởi cho gia đình :

Thư anh xa xưa định viết cho vợ đấy”

 Riêng câu sau đây theo ám theo tôi suốt ngày:Mong được thấy đàn bé, sống hạnh phúc lâu dài”…

Như trong bài “Giấc Chiêm Bao” của anh: “Qua ngày u ám sẽ sáng tươi trong nắng đầu”. Cơn mưa cũng vừa dứt, đám mây đen tan đi, bầu trời lại quang rạng với các tia nắng xuân, chúng tôi rời tượng đài Jeffeson tiếp tục đi hết một vòng quanh hồ Tidal Basin.

Tôi và Thùy Dương cùng rảo bước, nhìn những chùm hoa anh đào xanh trắng đã nở rộ quanh bờ hồ, sau cơn mưa dường như hoa còn tươi hơn lên trong ánh nắng, trả lại khung cảnh thơ mộng, hữu tình vốn có của mùa Anh Đào ở thủ đô, cảnh đẹp làm lòng tôi cũng lâng lâng, tôi hát thầm hát vài câu trong bài tình ca “Đứng Bên Tôi” của anh, khi đi bên bà xã :

“Đứng bên tôi, giữ lối đi dẫu cho chia vạn ngã

 Đứng bên tôi, giữ trái tim biết yêu thật đậm đà”

 và tưởng chừng như anh đang “Đứng Bên Tôi” với chiếc đàn guitar đệm theo tiếng hát thầm thì của tôi cho đến cuối bài.

Sẽ mang tình yêu này, vút bay về xa vời Đôi cánh uyên ương chứa chan nhiệm màu. Nối dài kiếp sau…”

Washington D.C Viết trước ngày hỏa táng Trưởng Hướng đạo,
Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang Thứ Bảy ngày 2 tháng 4 năm 2011.

]]>
https://khiet.vinahf.net/2019/03/10/truong-nguyen-duc-quang-da-lia-rung/feed/ 0 165