Thay Lời Cám Ơn https://khiet.vinahf.net NGUYỄN THANH KHIẾT Sun, 15 Oct 2023 09:08:03 +0000 en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.2 https://i0.wp.com/khiet.vinahf.net/wp-content/uploads/2021/12/cropped-cropped-khiet-e1640694139605.png?fit=32%2C32&ssl=1 Thay Lời Cám Ơn https://khiet.vinahf.net 32 32 205146790 Chuyện Người Học Trò ở Trung Tâm Seatic https://khiet.vinahf.net/2021/12/23/chuyen-nguoi-hoc-tro-o-trung-tam-seatic-saigon/ https://khiet.vinahf.net/2021/12/23/chuyen-nguoi-hoc-tro-o-trung-tam-seatic-saigon/#respond Thu, 23 Dec 2021 07:10:39 +0000 https://khiet.khuetu.com/?p=157 Continue reading]]>
Phong

Vào đầu thập niên 80, sau khi Sở Giáo Dục buộc tôi nghỉ việc, tiếp theo mấy năm tận tụy làm việc cho một công ty xuất nhập khẩu, rồi lại phải mất việc vì lý lịch “có vấn đề”, tệ hơn nữa là tôi suýt bị vạ oan sau chuyến đi Đông Âu. Công ty lúc đó bị một “scandal” lớn ở thành phố, và tôi có thể là vật tế thần (scapegoat), cho nên tôi biết mình sẽ không thể là một “công nhân viên” cho bất cứ công ty quốc doanh nào. Làm gì để nuôi sống gia đình bây giờ khi lý lịch tôi vẫn là một trở ngại để tôi có được công việc thích hợp.

May mắn, lúc đó chính phủ mới bắt đầu cho mở trường tư. Nắm lấy cơ hội này, tôi tham gia cùng với các người bạn đàn anh đã từng làm việc máy tính điện tử (IBM mainframe) ở Phủ Thủ Tướng từ những năm 60, mở một trung tâm dạy vi tính (tin học – PC computing). Đây là môn học còn rất mới đối với đại đa số thanh niên và “Trung tâm tin học SEATIC” là một trong những trung tâm (TT) đầu tiên ở Sài Gòn dạy tin học ( và có thêm Anh Ngữ) tên gọi thì lớn “trung tâm” nhưng khi bắt đầu chỉ có vài phòng học thuê được trên đường Đinh Tiên Hoàng, quận Một.

Nhớ lại những năm tháng dạy ở SEATIC, tôi đã làm việc rất say mê, tôi dạy với trái tim nhiều hơn là từ kiến thức mà tôi cũng “vừa học vừa dạy”. Do việc phòng vi tính chúng tôi ở công ty Xuất Nhập Khẩu quận 3 đã làm được thành công việc điện toán hoá công việc kế toán và kiều hối, nên tôi đã được các trung tâm mời đến dạy với đề nghị “anh muốn giá nào tôi trả giá đó” nhưng tôi vẫn trung thành với SEATIC vì tôi thích mọi người làm việc ở đây, hơn nữa tôi cũng không đủ thời gian để đáp ứng với sự lớn mạnh của TT SEATIC.

Đa số học sinh là những người chuẩn bị đi xuất ngoại, họ học về máy tính (tin học) và lái xe theo lời khuyên của thân nhân, cho nên lớp học tôi có nhiều học viên cỡ tuổi của thầy giáo. Trong số đó, Phong là một học sinh trẻ, nhỏ tuổi. Phong ít khi gặp tôi sau các giờ học để hỏi như các học viên khác, tôi biết đến Phong do Phong thích làm bạn và đi chơi với Hoàng, Chánh là các nhân viên trẻ phụ trách phòng thực tập, phát hành các giáo trình của tôi. Vài lần chuyện trò với Hoàng, Chánh, tôi biết là Phong ham chơi và “quậy”, nhưng tôi không quan tâm.

Thực sự khá tốn kém để theo học các lớp vi tính, nhưng đối với những người sắp đi xuất cảnh thì họ có thể theo học được, có người học thử “vi tính là cái gì”, có người thật sự chuẩn bị cho tương lai. Tôi có nhiều học sinh rất nghiêm chỉnh, chăm chỉ nhưng không có Phong trong số đó.

 Không nhớ vì lý do gì, Phong có đưa tôi đến gặp Ba của Phong, trong buổi nói chuyện hôm đó, tôi rất có ấn tượng về thân sinh của Phong. Ông là một cựu sĩ quan cao cấp của chế độ cũ, đang chờ đợi ra đi HO trong đợt đầu tiên. Không phải vì thái độ rất “tôn sư trọng đạo” của ông dành cho tôi, nhưng phong cách và lối nói chuyện từ tốn của ông, cho tôi một sự kính nể ngay từ lần gặp đầu tiên. Ông rất quan tâm và hỏi tôi về việc học của Phong, làm tôi hơi bối rối, bởi vì tôi không thấy Phong xuất sắc trong lớp, chưa kể vẫn nghĩ Phong là “thằng Phong ham chơi”, không nói cho ông một “sự thật phũ phàng”. Khi ra về, ông nói tôi hãy gắng giúp cho cháu, vì ông đã biết: “Nó cũng còn ham chơi lắm.”

Nhớ lời gởi gấm và cảm tình của ông dành cho, tôi bắt đầu để ý đến Phong hơn nhưng quả thật Phong thích chơi hơn là thích học. Tôi hay nhắc nhở Phong và dặn các cộng sự hay đi chơi với Phong, nên giúp cho Phong và cho em được ưu tiên dùng máy tính thực tập, vì giờ máy thực tập lúc đó rất quí và tốn kém.

Tôi rời SEATIC với sự bất ngờ của mọi người ở TT SEATIC, họ cứ nghĩ tôi rời SEATIC để nhận một công việc mới với lương rất “hậu hĩnh” mà tôi có chia sẻ với một nhóm nhỏ trước đó. Do tôi tốt nghệp thủ khoa lớp huấn luyện đầu tiên về “Khoa Học Thông Tin” (Information Science) của Chương trình Phát triển của Liên Hiệp Quốc (UNDP) cho Việt Nam kể từ sau 1975. Khoá đào tạo này đáng kể bởi vì Việt Nam bị quốc tế cô lập trong một thời gian dài. Tôi đã được tiếp xúc để chuẩn bị làm việc cho dự án tin học hoá sân bay Tân Sơn Nhất, nhưng sự thực là tôi sẽ không đổi việc mà sẽ đi Mỹ, và chỉ chia sẻ với một nhóm rất nhỏ những người gần gũi đã làm việc với tôi ở TT SEATIC.

Tôi rời SEATIC khi TT bắt đầu chấp cánh, lớn mạnh, thêm nhiều phòng học và lớp học mở liên tục suốt ngày, Ban Giám Hiệu đang có chương trình phát triển mạnh hơn nữa. Từ lúc qua Mỹ tôi “bặt vô âm tín” với rất nhiều đồng nghiệp, bạn bè, học sinh ở SEATIC bởi vì tôi quá bận rộn, dành hết nỗ lực “đấu tranh này là trận cuối cùng” cho tương lai gia đình tôi ở Mỹ.

 Sau 10 năm, tôi trở lại VN, trùng hợp với đám cưới con gái của của một người thầy dạy ở SEATIC, nên tôi đi dự, SEATIC nay có cơ sở rất “hoành tráng”. Tại đây, tôi gặp lại Hoàng, và qua Hoàng tôi biết tin các đồng nghiệp, học sinh cũ trong đó có Phong đang ở Mỹ.

Tôi liên lạc được Phong, và ngạc nhiên về “thằng Phong ham chơi” ngày nào, nay cũng đã ra trường ở một đại học có tên tuổi ở Boston, Massachusetts, và đang làm một công việc rất lý thú, đang rất “hot” (có nhu cầu cao). Phong làm về bảo vệ, an toàn mạng máy tính, cho một công ty tài chánh hàng đầu, đang quản lý các tài khoản tiết kiệm của các công ty ở Hoa Kỳ (Fidelity Investments). Tôi cũng thăm hỏi Ba em, và biết ông cũng đang sống thanh thản tại Boston.

Phong kể tôi nghe việc em đã chuyển từ “ham chơi” sang “ham học”, cũng là một vô thường trong đời và tôi rất mừng khi em đã biết tận dụng những ưu điểm của xã hội Hoa Kỳ này, nhất là các cơ hội quí báu dành cho những người di dân để xây dựng thành công cuộc sống mới, đạt được “Giấc mơ Mỹ”. Tôi nghĩ đến Ba Phong, ông sẽ rất vui khi Phong học hành thành đạt như ông hằng mong muốn, đó là điều tôi đã không làm được lúc cho Phong ở Việt Nam.

Phong luôn ghé thăm tôi mỗi khi Phong đưa gia đình đến New York chơi, hay đi xuống phía Nam. Chuyện trò nhiều với Phong về chuyên môn, tôi thấy cũng bắt đầu “lão lai tài tận” so với tuổi trẻ. Ngay việc lái xe và “parallel parking” ở thành phố New York mỗi khi đi chơi thì Phong: “Thầy để cho em!

 Tôi có các học trò thành công ở Mỹ nhưng tôi rất cảm kích về tấm chân tình của Phong, và kể cả cách đối xử rất “tôn sư trọng đạo” em đã dành cho tôi, mặc dù chắc gia đình em đã tốn tiền cho tôi nhiều hơn là kiến thức em thu thập được từ các lớp học ở SEATIC của tôi.

Tôi không ngạc nhiên lắm về sự trưởng thành, chững chạc của em, vì tôi đã có ấn tượng về Ba em “Like father, like son” (con nhà tông không giống lông cũng cánh). Từ đó, chúng tôi hay liên lạc với nhau. Trong cuộc đời dạy học, tôi có nhiều học sinh, nhưng cho đến nay, trong ngày nhà giáo, hay sinh nhật.. chỉ có vài học sinh gởi chúc mừng – Phong và Hoàng luôn luôn là người còn nhớ người thầy cũ SEATIC.

Có lần, Phong có tâm sự với tôi về nỗi buồn của vợ chồng trong việc khó khăn để có con, và em ý định xin con nuôi vì nghĩ có thể không còn hy vọng, và nỗi đau của mỗi lần hy vọng rồi thất vọng. Tôi rất tán thành với ý định xin con nuôi, vì đó là một nghĩa cử cao quí, làm phước cho một người. Trong lần đó, tôi chia sẻ với em về công việc của Hội VINAHF đang giúp định kỳ cho vài trại mồ côi ở VN, mà tôi đã đến thăm tận nơi, và hứa, khi em quyết định xin con nuôi, tôi cố gắng hết sức để giúp cho em.

Phong biết nhiều hơn về hội VINAHF, và từ đó Phong thường xuyên đóng góp giúp đỡ cho hội VINAHF nhưng biết em theo đạo Phật, tôi khuyên em thỉnh thoảng đến Chùa và cầu nguyện vì tôi có nghe nhiều phép lạ về chuyện lên chùa “cầu tự”. Tôi vẫn mong gia đình em có được một đứa con.

 Và “phép lạ” đã xảy ra, tôi vui mừng ngày em có được cháu gái đầu tiên, và hôm nay cháu đã 3 tuổi, rất kháu khỉnh. Phong gởi hình cháu đều đặn cho tôi, và Phong vẫn tiếp tục giúp cho các trẻ em mồ côi ở VN qua VINAHF hàng năm, ủng hộ tôi trong các cuộc gây quỹ VINAHF. Trời chìu lòng người, Phong nay không cần con nuôi nữa.

Thêm một cháu gái, tôi vui mừng với hạnh phúc của gia đình Phong. Em vẫn thường gọi nói chuyện với nhau. Phong biết lắng nghe, và hay hỏi ý kiến tôi về những quyết định quan trọng trong công việc, tôi luôn luôn chia sẻ với em các kinh nghiệm có thể giúp em đi lên, hay đối phó với những bất lợi, nhất là với các “politics” ở các công ty lớn, ngược lại, em cũng giúp tôi với những nhận định, phân tích trong việc đầu tư ngắn hạn, và dài hạn vì em rất am hiểu và “guru” trong lãnh vực này.

Cách đây mấy hôm, Phong cho biết sẽ gởi tiền cho một bà cụ già nào đó qua hình chụp của Hoàng mà tôi không hiểu rõ lắm. Sau đó, Hoàng giải thích là Hoàng đi tập thể dục rất sớm mỗi sáng và thấy cảnh bà cụ đang loay hoay với đủ các loại tạp hóa rẻ tiền trên một chiếc xe đẩy. Hoàng chụp hình và post lên facebook. Phong xem được và cảm thương bà cụ nên nhờ Hoàng qua VINAHF chuyển đến số tiền giúp Bà ăn Tết.

Một đoạn trong email của Hoàng cho Phong:

Sáng nay anh đã tìm thấy bà cụ, câu chuyện của bà như sau:

Bà tên Trần thị Bê, 81 tuổi, là một cư dân sông nước Sài Gòn từ nhỏ đến lớn, bà có 4 người con 2 trai, 2 gái nhưng tất cả đều quá nghèo khổ nuôi con không nổi nên bà cụ phải tất bật sớm hôm, nhiều lúc bà còn phụ những đồng tiền ít ỏi kiếm được của mình để nuôi cháu. Cụ phải thức dậy từ lúc 4 giờ sáng đẩy chiếc xe hàng từ Vĩnh Hội (cuối đường Tôn Đản, quận 4) đến chợ Xóm Chiếu gần 1 tiếng đồng hồ để bán, vì tuổi cao cụ chỉ bán được 1 buổi sáng, mỗi buổi kiếm được từ 50 đến 80.000 VND.

Tuy vậy, sức khỏe cụ khá tốt, trí óc minh mẫn, tai thính, mắt tỏ, không đau nhức gì cả, nhà cụ khá nhỏ nên mỗi ngày khi đi bán về, cụ phải đi lang thang ngoài đường để dành chỗ cho các con buôn bán trước nhà. Chỉ đến tối khuya cụ mới nghỉ ngơi được và 4 giờ sáng lại phải dậy đi bán rồi.

 Nhìn hình ảnh bà cụ trên 80 còn phải buôn bán tảo tần từ sáng sớm đến tối khuya, tôi nhớ đến chuyện Mạnh Tử khi nói về việc trị quốc, Mạnh Tử đã khuyên vua, hãy nhìn vào những người già, khi trên đường vẫn còn những người già quá tuổi mà còn phải làm lụng vất vả để mưu sinh thì đó là dấu hiệu của một xã hội không được quản lý tốt đẹp.

Tôi nhớ đến câu này để xem đất nước mình ra sao mỗi khi về VN và suy ngẫm câu nói của Khổng Tử: “Trong một đất nước được quản lý tốt đẹp, tình trạng nghèo nàn là điều đáng hổ thẹn, còn trong một đất nước nhiễu nhương thì sự giàu có là một điều hổ thẹn.”

 (In a country well governed, poverty is something to be ashamed of. In a country badly governed, wealth is something to be ashamed of. )

Như đã nói Phong hay gởi lời chúc Tết đến tôi, nhưng tết Quí Tỵ này Phong đã gởi sớm cho tôi một thiệp Xuân có rất ý nghĩa, đó là món quà Tết bất ngờ cho một bà cụ già bán rong suốt trong một ngày dài trên đường phố Sài Gòn. Với tôi đó là một hương vị Tết ngọt ngào còn giữ được lâu.

Tôi không những vui mừng khi thấy nụ cười rạng rỡ của bà cụ già khi nhận món quà tết bất ngờ từ Phong, nhưng điều tôi vui hơn là thấy người học trò cũ của tôi đã có một tấm lòng nhân ái, sẵn sàng chia sẻ may mắn của mình và luôn giúp người kém may mắn khi có dịp, đây không phải là lần đầu tiên Phong đã làm, nên tôi tin sự Phong càng thành công thì sẽ có thêm nhiều người nghèo được giúp đỡ..

Tôi cũng tin rằng, sẽ đến một tuổi nào đó, Phong nhìn lại cuộc đời mình, bên những thành đạt khác trong công việc, cùng với niềm tự hào chính đáng cho những thành quả trí tuệ của Phong đã góp phần để bảo vệ an toàn cho các hệ thống máy tính, còn có sự mãn nguyện khác, đó là niềm vui lâu dài từ việc em đã âm thầm giúp cho một vài cuộc sống vô danh, để họ bớt khổ hay giúp để bảo vệ nhân phẩm cho những người nghèo không hề quen biết, không tên tuổi, mà em và họ chẳng khi nào gặp nhau. Em sẽ tìm thấy niềm vui hạnh phúc trong cuộc sống qua các công việc âm thầm này, theo nghĩa: “We make a living by what we get, we make a life by what we give.” (Churchill).

Phong cũng cho tôi niềm vui và niềm hãnh diện khác khi tôi giới thiệu những người bạn tôi đến Phong, lúc Phong về VN, hay các bạn bè qua Mỹ gặp Phong, sau đó luôn nhận được những lời khen tặng tốt đẹp về tính tình, phong cách và cách cư xử của Phong đến những người bạn của tôi. Phong luôn làm tôi hài lòng mỗi khi có việc phải nhờ đến em. Tôi từng là thầy của em, nhưng thực ra tôi cũng học lại từ em trong cách xử thế, cách đón tiếp, xã giao với những người chưa hề quen biết.

Tôi vẫn yêu thích nghề đi dạy học, và nếu may mắn tôi còn trở lại đứng lớp thì có lẽ tôi đã có bài học từ Phong, để có một cái nhìn khác về các em học sinh “ham chơi hơn ham học”. Nhân duyên tôi gặp lại Phong, và chúng tôi có một quan hệ rất tốt đẹp giúp cho cuộc sống cả hai đều phong phú, tôi tin rằng việc giáo dục chân chính, nhất là việc làm từ trái tim, nếu không mang lại kết quả ngay trong một năm học, qua một kỳ thi, thì vẫn hy vọng, chờ đợi là nó sẽ mang lại các kết quả lý thú bất ngờ mấy chục năm sau.

Chuyện Phong đã âm thầm giúp cho một bà cụ già ăn Tết, đã gây cảm hứng, tôi ghi lại vài dòng về một việc làm có ý nghĩa, một chuyện vui trong ngày, nhất là những phần thưởng cho người thầy giáo khi có được một người học trò có lòng biết ơn và tình nghĩa.

New Jersey - Những ngày gần Tết Quý Tỵ

Phong
]]>
https://khiet.vinahf.net/2021/12/23/chuyen-nguoi-hoc-tro-o-trung-tam-seatic-saigon/feed/ 0 157
Chiều Qua Tuy Hoà https://khiet.vinahf.net/2021/12/18/chieu-qua-tuy-hoa/ https://khiet.vinahf.net/2021/12/18/chieu-qua-tuy-hoa/#respond Sat, 18 Dec 2021 08:57:15 +0000 https://khiet.khuetu.com/?p=86 Continue reading]]>
TuyHoa-Gray

Cách đây gần 30 năm, khi tôi lần đầu tiên nghe bài “Chiều qua Tuy Hòa” của nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang tôi cảm thấy yêu thích vì trong thấy lời ca có chứa đựng những tình cảm dạt dào với người dân nghèo. Khi đó Tuy Hòa trong tâm trí tôi là một nơi xa xôi nào đó trên quê hương có “Hòn Vọng Phu” với tiếng sóng vỗ bờ, khung cảnh êm đềm. Vào gần cuối năm học lớp 12, tôi “làm liều” ôm cây đàn ghi-ta mà chỉ mới học lóm được vài hợp âm để đại diện cho lớp lên hát bài “Chiều Qua Tuy Hòa” trong buổi văn nghệ toàn trường. Tôi liều vì giáo sư hướng dẫn lớp 12B của tôi, lúc đó đang bối rối do lớp ban B của thầy không có ai có đủ “tâm hồn nghệ sĩ” để có một tiết mục gì của lớp. Tuy tôi rất có cảm xúc với bài “Chiều Qua Tuy Hòa” nhưng tôi đã biểu diễn dưới trung bình so với các tiết mục văn nghệ của trường. Tuy vậy đó lại là một kỷ niệm khó quên đối với tôi và từ đó, bạn bè cùng năm có mặt trong đêm văn nghệ đã cho tôi một biệt danh, mỗi khi gặp tôi sau bao năm vẫn còn nhớ và ưu ái gọi tôi là “Khiết - Chiều Qua Tuy Hòa”.

 Vào Sài Gòn học, mỗi năm tôi về thăm nhà được hai lần trên các chuyến xe liên tỉnh, hay tàu Thống Nhất - đã bao lần chạy qua Phú Yên nhưng chẳng lúc nào ghé đến Tuy Hòa, tuy vậy bài ca này vẫn mãi trong lòng tôi, nhất là lòng hay xao xuyến khi nhìn đỉnh núi “Hòn Vọng Phu”. Tôi luôn liên tưởng đến Tuy Hòa như Nguyễn Đức Quang đã diễn tả: “Ôi những chiều mây vắt ngang lưng đồi, Vọng Phu đưa mắt cũng buồn theo.”

Tôi rời quê hương với hai bàn tay trắng, bỏ lại đàng sau những kỷ niệm vui buồn, những năm “phong sương” sau 1975, nhạc Nguyễn Đức Quang bị cấm không được hát và nhạc sĩ cũng bị vào trại cải tạo, nhưng bao bài nhạc du ca đầy tâm huyết của NĐQ như “Chiều Qua Tuy Hòa” thì không bao giờ tôi quên, nó mãi trong lòng tôi. Có lần, khi nhìn cảnh chiều tà với “đàn chim tung cánh bay bay đầu gió...” tôi lại hát bài này trên bờ đê trong vùng ruộng muối Bạc Liêu với một nhóm các bạn sinh viên Địa-Vật lý của đại học Khoa học khi đi thực tập địa chấn vào năm 1978, mà khi bị hỏi: “Có phải đang hát nhạc vàng không?” tôi “giả vờ” nói đó là “bài hát lãng mạng cách mạng” không nhớ tên nhạc sĩ!

Sinh ra và lớn lên ở miền Trung, cái xứ sở “trời hành cơn lụt mỗi năm”, tôi in trong trí từ nhỏ các hình ảnh lũ lụt, tản cư, tang tóc và các cuộc cứu trợ của Hướng đạo Quảng Nam – Các tin tức về bão lụt miền Trung là một sợi dây nối tôi về lại cái tuổi thơ “dữ dội” ở Hội An. Tôi vẫn theo dõi các tin tức này cho dù ở đâu. Mùa Thu 2009, ở Mỹ tôi nghe tin thiên tai tàn khốc, các cơn bão lũ liên tiếp 9, 10, 11 và trận thứ ba đã đánh nặng nề vào Phú Yên, một trong những thiên tai mà Tuy Hòa được nhắc đến với trận lũ lụt lớn nhất trong suốt 40 năm. Internet nhanh chóng cho tôi được thấy vài hình ảnh của Tuy Hòa, Phú Yên từ ở một phương trời xa xôi. Bài hát năm xưa lại gợi lại, nó đã tạo cho tôi một sự gắn bó với Tuy Hòa.

Cho đến khi phi cơ hạ cánh phi trường Tân Sơn Nhất thì tôi biết chắc mình sẽ ghé đến thành phố Tuy Hòa sau 27 năm vì Phú Yên là điểm khởi đầu của các cuộc cứu trợ lũ lụt ra cho đến tận Quảng Bình bởi vì vùng Phú Yên chịu thiệt hại nặng nề nhất trong thiên tai này.

Một ngày sau khi đến Sài gòn, giữa cơn sốt của Sài Gòn trong trận chung kết đá banh giữa Việt Nam và Indonesia, tôi và Hoàng - một người bạn đồng hành may mắn tránh được cảnh “bát nháo”, kẹt xe để lên kịp chuyến tàu đêm, dự định đúng 7 giờ sáng mai sẽ “rendez-vous” với nhóm thiện nguyện ở Phú Yên và nhóm TNV từ Quảng Nam mà họ đã rời vào 3 giờ khuya hôm đó, để bắt đầu công cuộc cứu trợ - điểm hẹn là tại ga Tuy Hòa.

Tôi và Hoàng xuống sân ga Phú Yên lúc sáng sớm và tôi tự nhủ và mừng là cuối cùng tôi cũng một lần đặt chân đến Tuy Hòa. Các bạn thiện nguyện đã chu đáo sắp xếp cho công cuộc cứu trợ nên chúng tôi nhanh chóng bắt tay vào công việc ngay khi vừa gặp nhau. Chúng tôi có bốn điểm trong vùng Phú Yên, đó là những nơi bị lũ tàn phá nhiều nhất: làng An Định, thôn Đường Rày và một làng tại xã Xuân Quang 2 – Đồng Xuân. Sau khi đến một nơi khá xa trong núi - buôn làng Xóm Mới (mới lập từ 3 năm nay, nơi tập trung người dân tộc Chăm Roy), chúng tôi đến xã Xuân Quang 2 và tìm đến được một ngôi làng bị xóa trắng, cũng là nơi có số người chết nhiều nhất. Làng có khoảng 44 gia đình và tất cả nhà cửa bị vùi lấp hoàn toàn trong cát, dưới cơn lũ khốc liệt theo bùn đất từ núi lở. Thiên tai đã đành, việc các đập thủy điện xã lũ cùng lúc làm cho người dân vô tội gánh chịu thêm tai ương. Cảnh tang thương vẫn còn đó, chúng tôi đứng giữa một khu trống trãi hoang tàn bên dưới lớp “sa mạc cát” là dấu vết của nhà cửa bị vùi lấp. Không còn ai ở đây, nhà cửa đã sập đổ hết. Rãi rác cả một vùng là các dấu tích của bao mái nhà bị chôn vùi chỉ trong một đêm định mệnh.

Không phải đợi lâu, các cư dân lần lượt kéo đến khi nghe tin có đoàn cứu trợ. Chúng tôi hỏi thăm và xin được đến thăm trước các gia đình có người thân chết trong trận lũ, nhưng khi thăm viếng tôi mới hiểu thêm nỗi đau lòng của những người còn sống, cũng không có lập được bàn thờ cho cha mẹ, vợ chồng, hay con cái của mình bởi họ tuy còn sống sót như mất hết nhà cửa, tài sản, công cụ lao động,... lại phải ở tạm các nhà gần đó, nên chỉ một ít có thể lập bàn thờ. Chúng tôi giúp tất cả mọi gia đình trong làng đó, với một ưu đãi khiêm tốn cho các gia đình có thân nhân đã mất.

Khi chúng tôi gần xong làng này để chuẩn bị điểm kế tiếp, thì cũng là lúc bà con các làng lân cận hay tin kéo đến vây kín cả chúng tôi. Mặc dầu một anh trong nhóm cứ lập lại “Chúng tôi hết rồi, không còn gì nữa!” nhưng đồng bào cũng hy vọng, vẫn vây quanh. Một cụ già kéo tay tôi nói: “Cậu ơi! giúp cho tôi, tôi ở làng kế bên cũng bị sập nhà cửa hết cũng như ở đây.” Trong cái áo ký giả nhiều túi của tôi cũng còn nhiều phong bì đã có sẵn tiền để cho địa điểm sắp đến, tôi động lòng muốn rút ra, nhưng anh Thọ, một TNV, biết ý định đã đưa mắt nhìn bảo đừng làm thế, vì như vậy sẽ không thể nào thoát khỏi dễ dàng, hơn nữa trong kế hoạch chúng tôi còn những nơi khác. Tôi đành nói theo: “Chúng tôi không còn gì nữa, xin cho chúng tôi đi!”

Khi tôi thoát ra khỏi vòng vây, nhìn lại thấy anh Nhẫn và một cư sĩ ở địa phương tự nguyện làm hướng dẫn viên cũng vừa rồ xe gắn máy thoát ra khỏi đám đông để lại đàng sau những người dân đứng ngẩn ngơ, nhìn theo thất vọng vì biết không còn hy vọng nhận được giúp đỡ gì nữa. Các người dân nghèo tiều tụy đứng nhìn theo chúng tôi. Xe phóng đi tôi quay lại nhìn hình ảnh của những người dân đang đứng ngóng, thẩn thờ, tôi biết họ đang chống chọi, cố chịu đựng để sống qua được thời gian khó khăn, đau thương này, mà khả năng của chúng tôi quá giới hạn không thể giúp gì được.

Trời đã về chiều, đoàn chúng tôi băng nhanh qua các vùng đồi núi để đến kịp một địa điểm khác trước khi quá trễ.

Khi xong địa điểm cuối trong ngày, thì trời cũng bắt đầu ngả bóng hoàng hôn, nhóm chúng tôi đứng lại cám ơn người xã trưởng địa phương và các bạn Hồng thập tự đã tận tình giúp chúng tôi chọn được đúng khu vực và những người chúng tôi muốn giúp. Anh xã trưởng, vui cười nói: “Tôi phải cám ơn các anh đã đến đây, không có các đoàn cứu trợ thì dân làng tôi chết đói rồi, chắc cũng cần vài tháng nữa. Tụi tui không làm gì được! Nay thì mạ mới lên.” Tôi vui khi nghe được câu nói chân thành từ phía sau, trong khi lẳng lặng rút lui để nhìn cảnh chiều tà trên vùng đất Tuy Hòa. Tôi lại nhớ đến hai câu hát của bài Chiều qua Tuy Hòa: “... Đường đi đưa tới phía Nam nhưng lòng triền miên ray rứt theo miền Trung. Cầu xưa xơ xác sau cơn bão tố, người dân thì tan tác đứng bên đường ngẩn ngơ, ...

Tôi cảm xúc vì những gì tôi đã chứng kiến ngày hôm nay ở các vùng tôi vừa mới đi qua đã được nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang diễn tả thật sống động và tôi lúc này tôi như đang sống trong chính bài hát. Tôi đang lững thững “bước dài ngao ngán bên nương đồi, nhìn quanh trơ đứng bao đồi nương, ...” với hình ảnh các người dân nghèo khổ của Xuân Quang sau lớp bụi mờ đang “tan tác đứng bên đường ngẩn ngơ!” và không hiểu tương lai của họ rồi sẽ ra sao. Tôi đi bộ dọc các con đường ven ruộng cho đến “rồi khi tia nắng phía non Tây tàn, thì người đây cũng như dần tan.

Đêm đó, sau bữa cơm thịt heo rừng trên đường, nhóm chúng tôi ngồi kể lại những gì đã nghe nhưng nay mới thấy, với những gì đã chứng kiến trong ngày thì là “một đêm qua biết bao sầu thương” và chúng tôi chuẩn bị cho chương trình ở Bình Định vào sáng ngày mai. Chuyến tham gia cứu trợ của tôi với VINAHF tiếp tục cho đến khi Quảng Nam và cũng kết thúc ở đây. Với tôi đó là một chuyến đi thành công. Đêm trước ngày tôi về Mỹ, các bạn cũ Trung học Trần Quí Cáp có họp mặt, những bài hát cũ thời xưa được hát lại, ai đó đã yêu cầu tôi ca lại bài “Chiều Qua Tuy Hòa”, bạn bè muốn sống lại cái kỷ niệm của của thời trung học. Theo yêu cầu, tôi đã hát lại bài này, nhưng đêm đó không biết có bạn nào để ý, tâm tư của tôi khi lần này khi hát câu “... Người dân thì tan tác đứng bên đường ngẩn ngơ...” tuy vẫn cùng bài hát, câu hát năm xưa của năm lớp12, nhưng tôi nay đã có một lần sống trong bài hát với nỗi đau của người dân Tuy Hòa.

Có lẽ còn lâu lắm, nhưng tôi tin là tôi sẽ còn có dịp trở lại Tuy Hòa, tôi cầu mong ngày đó Tuy Hòa, sẽ không phải để lại có những “bước buồn theo mãi không gian buồn.” mà mong được thấy một Tuy Hòa của ngày nào:

“Trời xanh le lói bao mộng mơ,
Đàn chim tung cánh bay bay đầu gió,
và đâu đây tiếng sóng bồi phù sa ...

New Jersey -Mùa Đông 2010

]]>
https://khiet.vinahf.net/2021/12/18/chieu-qua-tuy-hoa/feed/ 0 86
Giỗ Ba 49 Ngày https://khiet.vinahf.net/2021/12/17/gio-ba-49-ngay/ https://khiet.vinahf.net/2021/12/17/gio-ba-49-ngay/#respond Fri, 17 Dec 2021 07:07:08 +0000 https://khiet.khuetu.com/?p=143 Continue reading]]>
GioBa

Cách đây mấy năm, khi nghe tin Trưởng Nguyễn Đức Quang (NĐQ) lìa rừng, ngậm ngùi thương tiếc cho sự ra đi tương đối sớm của trưởng NĐQ, người mà những bài hát của ông đã góp phần hình thành nhân cách của tôi, nhớ ơn trưởng Quang, tôi viết bài để vĩnh biệt từ xa gởi Trưởng NĐQ trong ngày hoả táng

27 tháng 3 là ngày giỗ của Trưởng Nguyễn Đức Quang và cách đây hơn một tháng, tôi rất buồn thương để tiễn đưa đến nơi an nghỉ cuối cùng một trưởng hướng đạo khác, lão thành hơn, mà các bài ca và dòng thơ của ông đã tạo nên tính cách của tôi ngày hôm nay. Trưởng Nguyễn thanh Viêm, tên rừng “Ngựa Nhà Trời” nay đã xong trò chơi lớn Hướng Đạo để bay về trời vào ngày 23 tháng 2 năm 2016.

Hướng Đạo: Trò chơi lớn suốt đời.
Trò chơi thẳng thắng mãi vui tươi.
Chơi cùng bạn hữu tâm chân thật,
Chơi với trẻ em miệng nở cười.

Trưởng Viêm tuy không sáng tác được những bài ca Hướng Đạo hùng tráng để đời cho nhiều thế hệ về sau như các Trưởng HĐ Lưu Hữu Phước, Hoàng Quí, Nguyễn Đức Quang,... nhưng đối với tôi thì những vần thơ giáo dục về đạo làm người, về nghĩa tình, về tinh thần Hướng Đạo, cùng với các bài ca của Trưởng Nguyễn Thanh Viêm hay hát, đã trở thành một phần thân thiết của cuộc đời tôi, luôn trong trái tim tôi. Tôi sẽ ghi nhớ suốt đời, để nhắc nhở phải sống “cho xã hội rạng ngời chúng ta một lòng”.

Trưởng Nguyễn Thanh Viêm là Ba tôi, ông là một người cha đáng kính, đầy lòng yêu thương con cái, nhưng tôi không viết ở đây về một người cha gương mẫu, người chồng chung thủy, một người bạn chân tình, một nhà thơ nhân bản, mà viết về người cha như một Trưởng Hướng Đạo chân chính, kỳ cựu, một hướng đạo sinh tiêu biểu của: “Hướng đạo một ngày, Hướng đạo mãi mãi”.

Trưởng Viêm dẫn tôi nhập bầy sói con Nguyễn Trãi vào buổi họp đầu tiên lúc tôi còn mới 7 tuổi và từ đó tôi theo hướng đạo cho đến khi lên thiếu đoàn Lê Lợi.

Quãng đời hướng đạo tôi chỉ từ tiểu đến hết trung học, nhưng đời Hướng đạo của Trưởng Viêm bắt đầu từ lúc còn rất trẻ, khi giới thanh niên bắt đầu chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Pháp và ông đã theo đuổi phong trào HĐ cho đến những ngày cuối cùng trên giường bệnh. Hướng đạo là một đam mê suốt đời của ông, ông luôn nghĩ đến và tìm cách giáo dục thanh niên sống theo tinh thần Hướng Đạo.

Danh lợi tiền tài Trưởng chẳng ham,
Tre già ham giữ gốc ViệtNam,
Quyết tâm đào tạo lớp niên thiếu,
Nên sáng lập ra Hướng Đạo đoàn.

Má tôi kể lại câu chuyện lúc xưa, khi Ba Má tôi quen nhau, biết Má tôi có cảm tình với Ba tôi, cậu Trần Ngọc Liễn, người anh cả - quyền huynh thế phụ - hỏi Má tôi về Ba, Má tôi nói: “Ảnh là một hướng đạo sinh”, Cậu Liễn tôi nghe và trả lời bằng tiếng Pháp: “Il est scout, lI est un homme” (“Anh là là một hướng đạo sinh, nghĩa là anh ta là một con người”) và câu nói đơn giản này quả thực đúng một cách sâu sắc cho Ba tôi, vì Trưởng Nguyễn thanh Viêm đã sống như “một con người”, “Một sĩ phu của thế kỷ, một người Việt Nam biểu tượng, gương mẫu” như Thượng tọa Thích Quảng
Ba, sư trụ trì Chùa Vạn Hạnh ở Canberra đã nói khi tiễn đưa Trưởng Viêm đến nơi an nghĩ cuối cùng. Trưởng Nguyễn thanh Viêm, “một con người”, một Hướng Đạo Sinh với đủ phẩm chất của một bậc “trượng phu”, với cuộc sống dài gần một thế kỷ, Trưởng Nguyễn thanh Viêm đã sống qua bao nhiêu thăng trầm, nhiễu nhương của thời cuộc nhưng luôn: “bần tiện bất năng di, phú quý bất năng dâm, uy vũ bất năng khuất”.

Trưởng sống đơn giản, vô cùng thanh liêm, đạo đức, giữ được sự liêm khiết khi ở các chức vụ rất dễ dàng lạm dụng để làm giàu. Trưởng sống sót qua các trại cải tạo, vẫn giữ vững sĩ khí, không hề đánh mất tính tự trọng và với sự lạc quan, vì Trưởng luôn có “Nguồn Thật là đây sức sống vô biên.” Không ai tước đoạt được của Trưởng Viêm cái “sức sống vô biên, sống cùng tạo vật” và đó cũng là bài ca các trưởng Hướng Đạo đã hát để tiễn Trưởng Viêm lìa rừng. Những bài thơ, bài hát Hướng Đạo ngân lên nhưng lần này, Trưởng Viêm đã nằm yên bất động, dù vậy, tôi tin ông đang nghe và vui vì đời Hướng Đạo của Trưởng đã mở rộng thêm con đường để “anh em chúng ta chung một đường lên, chung một đường lên đến nơi Nguồn Thật”, con đường mà Trưởng Viêm đã dìu dắt bao nhiêu người tìm được “niềm vui Hướng đạo muôn đời” trong sự dấn thân, phục vụ và sống “Ái Nhân Như Ái Thân.

Tinh thần Hướng đạo của Trưởng Viêm không chỉ dành cho những sinh hoạt với bầy sói Nguyễn Trãi của ông, hay chỉ riêng với các hướng đạo sinh, mà còn cho bất cứ trẻ em nào ông có thể giúp được.

Gần 50 năm qua, bạn bè hàng xóm ở đường Cường Để, Hội An ngày xưa vẫn còn nhớ lại lúc đó Trưởng Viêm đã dùng cái sân thật rộng rãi phía sau nhà để tập trung hết trẻ em trong xóm tổ chức cho các em các ngày Trung Thu, dạy các em những chơi các trò chơi tập thể, tập các bài hát,... bởi vì không phải trẻ em nào cũng có đủ điều kiện để được tham gia sinh hoạt Hướng đạo. Trưởng Viêm luôn dạy chúng tôi không chỉ san sẻ may mắn mình cho những người kém may mắn, mà còn chia sẻ cả “niềm vui Hướng đạo muôn đời” và luôn nhớ điều luật thứ ba: “Hướng đạo sinh có bổn phận giúp ích mọi người”.

Những người hàng xóm ngày xưa, nay đều đã lục tuần vẫn còn nhớ, nhắc đến Trưởng Viêm, người đầu tiên đã cho họ biết niềm vui của hoạt động tập thể và nhắc đến lòng thương yêu trẻ với các sáng kiến để giáo dục các em qua các sinh hoạt vui, bổ ích của trưởng Nguyễn Thanh Viêm. Người hàng xóm vui tánh, hiền lành, yêu trẻ. Sống nhân ái, giúp người nghèo, bảo vệ người cô thế, đó vừa là cuộc đời làm việc của ông, vừa là sự giáo dục xuyên suốt cho chúng tôi trong quá trình trưởng thành từ Trưởng Nguyễn thanh Viêm.

Cuộc đời công chức thanh liêm, công minh chính trực, Trưởng Viêm luôn đứng về phía người nghèo để bảo vệ cho họ, nhất là trong những cuộc tranh chấp đất đai mà các người nông dân luôn luôn bị cô thế, chịu bất công trước thế lực của đồng tiền và sự quen biết của các chức sắc, cường hào. Có nhiều câu chuyện đã được kể đi, kể lại trong thành phố Hội An về sự thanh liêm, bảo vệ cho sự công bằng xã hội của Trưởng Viêm và nhân đây nhắc lại câu chuyện về sự thanh liêm đã cứu gia đình mà Trưởng Viêm là con trai cả trong gia đình.

Một toán Việt Minh được lệnh chận bắt gia đình ông nội tôi khi gia đình tìm cách trốn khỏi vùng tản cư, về lại Hội An, nhưng khi người nông dân dẫn đầu toán này nhận ra ba tôi, ông chính là người công chức điền địa trước đây đã đứng về phía của anh nông dân nghèo này, chống lại cả một thế lực cường hào, để bảo vệ công lý cho người nông dân, giữ được cho anh không bị mất miếng đất “hương hoả”. Nhớ ơn về việc làm chính nghĩa của Ba tôi, người nông dân Việt Minh đã tìm cách cứu gia đình ba tôi và còn kín đáo tặng thêm một rỗ khoai lang để gia đình “ấm lòng” trên con đường xuôi về lại Hội An.

Trưởng Viêm được Tổng Thống VNCH đích thân gắn Huân Chương Bội Tinh Hành Chánh cao nhất tại Dinh Độc Lập vì cuộc đời công chức rất thanh liêm, đức độ, chí công vô tư của ông. không ngạc nhiên khi Trưởng Viêm đã đặt tên các con trai của “Liêm - Khiết - Trung - Nghĩa” và cuộc đời Trưởng Viêm đã sống đúng như vậy qua bao thăng trầm của thời thế.

Phải biết Ái nhân như Ái thân” là lời bài ca mà Trưởng luôn hát ở nhà. Năm mươi năm sau, tôi vẫn nhớ hình ảnh tôi đi theo các đoàn cứu trợ Hướng đạo của Trưởng Viêm qua bên kia sông Hội An (Xuyên Long, Cẩm Kim) phát hàng cứu trợ để giúp cho các gia đình nạn nhân bão lụt. (Sau trận lụt năm Thìn, các hàng cứu trợ của Hoa Kỳ, hay các hội NGO quốc tế hay gởi đến Hội HĐVN để hội HĐVN giúp nạn nhân thiên tai mà không qua chính phủ VNCH.)

Không những dạy sống tháo vát, Trưởng Viêm còn dạy chúng tôi phải sống có tình người, biết giúp đỡ người khác, nhất là khi họ trong cơn hoạn nạn, nguy nan. Tết năm Mậu Thân 1968, nhà của Trưởng Viêm trở thành nơi tạm trú cho biết bao gia đình hoạn nạn vì chiến cuộc, tôi vẫn còn nhớ hình ảnh gia đình các nhân viên làm việc cho Ba tôi và bà con nằm ngủ sắp lớp từ phòng khách nhà tôi cho đến phía sau nhà của căn nhà dài gần 50 thước, gia đình Trưởng Viêm cưu mang họ đúng như bài ca quen thuộc Trưởng hay hát: “sẵn sàng ra tay giúp ích quanh ta...”, không chỉ giúp lúc hoạn nạn, ông luôn nâng đỡ và đối xử chân tình với các nhân viên thuộc quyền, nhiều người đã làm việc cho Trưởng vẫn nhớ đến người cấp trên đáng kính, một tiểu biểu của người công chức Việt Nam Cộng Hoà. Trung thành với người cộng sự cũng là một điều luật Hướng Đạo.

Chú Trừng, em út Trưởng Viêm kể lại một câu chuyện, khi chú tôi còn nhỏ, Trưởng Viêm là anh trai đầu, hay đọc chuyện cho cả nhà nghe, trong câu chuyện “Vô gia đình (Sans Famille)” của Hector Malot có đoạn xúc động, chú tôi muốn khóc nên chạy trốn xuống nhà dưới vì sợ bị các anh chị sẽ giễu cợt, nhưng Trưởng Viêm nhận biết và chạy xuống nói với em mình, đang rơm rớm nước mắt: “Em không có gì phải xấu hổ, hay phải che dấu sự xúc động của em với nỗi đau của người khác, em biết thương yêu, xót xa cho những người người bất hạnh là điều đáng quí.”

Trong nhiều cuốn sách ông chỉ chúng tôi đọc, cuốn “Tâm Hồn Cao Thượng” là cuốn với nhiều kỷ niệm, ông khuyến khích và thưởng cho chúng tôi cho mỗi câu chuyện chúng tôi đọc xong và kể lại cho Trưởng.

Về tấm gương “Ái Nhân như Ái Thân” của Trưởng, thời gian trôi nhanh, con cái không nhớ hết những gì cha mẹ dạy, nhưng nhớ rất lâu và bắt chước những gì cha mẹ đã làm, mấy chục năm sau, đứa “sói con” ngày nào chạy theo Akela Viêm, nay đã tiếp tục công việc yêu thích của Trưởng, VINAHF (Tổ chức Nhân Đạo Việt Nam), một hội từ thiện được ra đời từ hạt giống Trưởng Viêm gieo hơn nữa thế kỷ trước để tiếp nối công việc “ái nhân như ái thân” và nguyên tắc VINAHF về sự tôn trọng danh dự, lời nói, việc làm, việc giúp ích mọi người cũng từ các luật Hướng Đạo, để ai cũng có thể tin được lời nói của VINAHF, qua các công việc của VINAHF, tôi có dịp kể những câu chuyện mà Trưởng luôn luôn vui khi được nghe, khi được biết rằng “Đoàn chúng tôi mang tình thương đến gieo cho muôn người”.

Năm 2009, VINAHF có tổ chức cuộc quyên góp để đi cứu trợ nạn nhân bão lụt, một trận bão lụt khủng khiếp ở miền Trung, Trưởng Viêm đã động viên chúng tôi các Mạnh Thường Quân qua một bài thơ, sau đó tôi có báo tin cho Trưởng chuyến cứu trợ sẽ lên vùng Nông Sơn và giúp cả khu vực “Hòn Kẻm - Đá Dừng”, một địa danh gợi nhớ nhiều nỗi gian khổ với Trưởng Viêm và gia đình ông vì hơn 8 năm “cải tạo” Trưởng bị đoạ đầy tại nơi hiểm trở như câu ca dao:

Ngó lên Hòn Kẻm Đá Dừng.
Thương cha, nhớ mẹ thì về,
nhược bằng nhớ cảnh nhớ quê xin đừng!

Tuy sống sót qua các trại cải tạo ở Quảng Nam, nhưng bệnh sốt sét rừng đã làm Trưởng không còn nghe rõ như xưa và khi trở ông phải chứng kiến một bất công khác là căn nhà ông mua được năm 1960 do cả một đời làm việc thanh liêm, bị nhà cầm quyền tịch thu với lý do đó là “tài sản Mỹ ngụy” (cho dù mãi đến 1965 người lính Mỹ đầu tiên mới đến Đà Nẵng).

Cùng đoàn cứu trợ VINAHF, tôi trở lại đây sau hơn 30 năm, nhớ lại “cảnh cũ người xưa”. Vùng này sau 75 có những trại cải tạo đáng sợ có tiếng của Quảng Nam vì sự hiểm trở, cô lập, bệnh sốt rét rừng vì nằm sâu trong vùng Trường Sơn, gần biên giới với Lào, nơi Trưởng Viêm được thử thách “uy vũ bất năng khuất”. Trong một chuyến đi thăm nuôi ông, vì bị lỡ đường, ba anh em chúng tôi Khiết, Trung, Tuyết phải ở lại giữa rừng núi gần ngã ba Phước Lâm. Sau khi ăn cơm vắt, uống nước bên dòng suối, ba anh em tôi phải đi tìm nơi an toàn để ngủ qua đêm, vì vẫn nghe kể chuyện thú rừng cọp, gấu... từ những người dân hay người đi thăm nuôi người bị “cải tạo”. Rải rác có các nhà dân, chúng tôi tìm đến để chỉ xin được nằm bên ngoài trước hiên nhà, nhưng không một gia đình nào cho chúng tôi ngủ gần nhà họ, bởi vì chúng tôi là con cái của “gia đình cải tạo”, họ bị giáo dục để không có sự thương xót nào cho ba đứa thanh thiếu niên lạc giữa núi rừng, âm u khi tìm cách đi thăm cha vì nghĩa tình phụ tử.

Chúng tôi phải thức giữa rừng đến quá nửa khuya, mới may mắn được một toán công nhân đang khảo sát làm đường, đi đâu đó về khuya, bắt gặp và dẫn chúng tôi về lán trại của họ ngủ an toàn qua đêm.

Đó là câu chuyện 30 năm trước và trong kế hoạch cứu trợ, tôi nói với Trưởng Viêm Nông Sơn, “Hòn Kẻm – Đá Dừng” là nơi mà chúng tôi sẽ đến để cứu trợ cho đồng bào, họ là nạn nhân bão lụt.

Tôi nhớ chuyện ngày xưa, nhưng học theo cái Tâm của Trưởng Viêm, không hề có sân hận mà chỉ muốn giúp người, giúp đời. Hơn 8 năm ở trại tù cải tạo, ông có làm nhiều bài thơ làm lúc bị giam cầm, nhưng ông không hề có một vần thơ thù hận nào về sự bất công ông và gia đình đã chịu đựng.

Khi xong cuộc cứu trợ từ dài từ Quảng Nam đến Quảng Bình, tôi qua Úc đưa Trưởng Viêm xem các hình ảnh cứu trợ, ông rất vui lòng. “Hòn Kẻm – Đá Dừng” đã thay đổi nhiều, đã có đường sá tốt hơn, không trèo đèo vượt sông như xưa, nhưng cảnh nghèo của người dân vẫn không khác. Tiếc thay, hậu quả của các cơn sốt rét rừng trong trại cải tạo làm thính giác của Trưởng ngày càng xấu đi, khó nghe, tôi không kể hết cho ông được những công việc mà tôi biết là ông rất thích, cho nên từ đó, mỗi khi đi cứu trợ, hay các chuyến đi từ thiện, tôi bắt đầu tập viết, ghi lại như một tường thuật với các hình ảnh để ông đọc. Đó luôn là những niềm vui tôi mang đến cho ông mỗi lần về thăm và bên cạnh Trưởng Viêm, để muốn nói với Trưởng Viêm là “sói con nghe lời sói già!

Tôi vẫn còn giữ các bài thơ Trưởng làm để kêu gọi mọi người cùng tham gia cứu trợ với VINAHF, hay động viên tôi trong công việc này. Những ngày về cùng các anh chị em để chăm sóc Trưởng Viêm, tôi ngủ trong phòng làm việc của ông, chung quanh phòng làm việc là các hình ảnh, câu nói của cụ Baden Powell (B.P). Trưởng vẫn thường hay trích dẫn các câu nói của cụ P.B để tập cho chúng tôi luôn có cái nhìn tích cực, lạc quan, nhìn phía sáng của sự việc, như xem bức tranh hãy nhìn từ phía trước, chớ đừng nhìn, hay tìm dán nhện đàng sau, trong quan hệ hãy luôn nhìn cái tốt của mọi người. Tôi nhớ một câu nói Trưởng treo trong phòng để nhắc nhở ai muốn tham gia vào tổ chức, phục vụ cộng đồng thì hãy làm gì để có hiệu quả thiết thực, nên không chỉ với phong trào Hướng Đạo, ông đã mang tinh thần này đến mọi hội đoàn mà ông tham gia, ông động viên để các hội đoàn không “chỉ còn là một tổ chức”, những việc tích cực Trưởng Viêm đã mang đến cho các hội đoàn đã thể hiện rõ qua tình cảm dành cho Trưởng khi mọi người đến khi tiễn đưa ông. “Phải biết vui tươi khi khó khăn” lời ca theo sau “Phải biết ái nhân như ái thân”, những ngày cuối cùng trên giường bệnh, ông vẫn còn hát những bài ca Hướng Đạo, những bài quen thuộc với anh em tôi từ nhỏ. Trưởng luôn muốn ai cũng vui tươi cho dẫu trong tình huống nào và luôn luôn “Hát với tôi trong lúc vui hay trong khi buồn...” Bài ca ông hát ru cho từng đứa con, trong 7 đứa con trai gái của ông: “Đàn chim bay trong mùa thu cây vang mờ mờ”. Đó là bài “Có Một Đàn Chim” của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu viết cách đây hơn 50 năm, có mang tính Hướng Đạo: “Thanh niên ơi mau cùng chim tung bay...” và tôi cũng đã hát ru cho các con tôi cũng bài này: “...Hỡi Châu Á đang khổ đau ta đứng lên vì người vì Hoà Bình”. Không chỉ hát khi ru con ngủ, nhớ những buổi sáng trời lạnh ở miền Trung, Trưởng đánh thức anh em chúng tôi sáng sớm dậy đi học cũng bằng tiếng hát: “Dậy! Dậy! Dậy là dậy cho sớm. Dậy xin đừng ngủ ráng, nghe còi thúc tung mền ra” và đến đó Trưởng lấy mền ra để chúng tôi phải thức dậy.

Khi ông đã yếu đi nhiều, con cháu đến chung quanh Trưởng và hỏi Trưởng có điều gì muốn khuyên cho con cháu lúc này, Trưởng Viêm viết trả lời:“Sống vui, sống khoẻ, sống có ích và giúp đỡ người khác!” Rất ngắn gọn nhưng trọn nghĩa như là di chúc của Trưởng Viêm để lại cho chúng ta.

Vì những đóng góp cho phong trào Hướng Đạo Việt Nam, Trưởng Viêm đã được trao Huy Chương Bách Hợp của Tổng Hội Hướng Đạo, ông đã sống đời Hướng Đạo theo đúng luật và lời hứa Hướng Đạo, như ông hát bài này khi nhận Huy Chương Bách Hợp này.

Trong tâm trí: Sạch - sạch - sạch.
Có nói ra : Thật - thật - thật.
Trong nguy nan, nào ra tay sẵn sàng.
Cho ai khó: Rộng - rộng -rộng.
Thấy xót đau : Nhẹ - nhẹ -nhẹ.
Ta an nhàn làm những trái tim vàng!

Niềm vui HĐ cuối cùng của ông có lẽ là câu chuyện sau đây. vào vài tuần cuối cùng, ông yếu đi, ngủ nhiều và ông có thể ra đi êm ái trong những khi ngủ như vậy, lúc đó sắp Tết, Tráng đoàn Chi Lăng thuộc Đạo Quảng Nam muốn thực hiện việc tặng quà Tết cho người nghèo và cũng để giáo dục các sói con và thiếu sinh tinh thần “ái nhân như ái thân”.

Nhờ mạng lưới thiện nguyện hữu hiệu của VINAHF, chúng tôi nhanh chóng giúp ngân sách cho các Hướng Đạo sinh thực hiện việc đó như ý muốn của ông, khi anh Bình gởi các hình ảnh các HĐS đi tặng qua Tết đến, tôi đưa ông xem, ông rất chăm chú từng hình ảnh, ông không nói được nên viết lên câu hỏi. Ông hỏi tôi và Tuyết em tôi bên cạnh, đã giúp cho Tráng đoàn Chi Lăng bao nhiêu, Tuyết viết con số, ông đọc gật đầu ưng ý và từ từ nhắm mắt lại, nhìn khuôn mặt tuy ốm nhiều, nhưng thanh thản thiếp trong giấc ngủ, tôi nắm tay ông tôi thầm nói: “Ba ơi, sáu chục năm qua, con luôn làm đúng theo lời của Ba”.

Ông đã vui khi xem được các hình ảnh các Hướng Đạo sinh đi tặng quà, nhưng ông không còn khoẻ để đọc tiếp email của anh Nguyễn Duy Bình, Tráng Đoàn trưởng Chi Lăng viết tiếp theo, gọi Trưởng Viêm thân mật là chú vì anh cũng là bạn học của anh Liêm tôi: “Khiết! Anh gởi thêm hình ảnh tráng sinh tráng Đoàn Chi Lăng đi giúp ích đến các cụ già neo đơn trong dịp tết Bính Thân nhớ cho chú thím xem và nói đám hậu duệ của chú đang tiếp tục dấn thân theo tinh thần của chú nghe!

Hướng Đạo đã mang đến cho Trưởng Viêm những niềm vui cho đến những ngày cuối cùng! Năm nay, tôi lại được Cty AT&T đề cử và được giải thưởng PVSA (Giải Thưởng Của Tổng Thống Hoa Kỳ Cho Các Hoạt Động Phục Vụ Công Ích), nhưng Trưởng Viêm đã thanh thản lìa rừng, tôi không còn dịp mang đến Trưởng một niềm vui nhỏ để Trưởng có thể cảm hứng thêm các bài thơ mới, nhưng thôi nhắc lại vài vần thơ cũ mà các Trưởng HĐ ở Sydney và Xóm Tùng Nguyên, đã đọc để tiễn đưa Trưởng Viêm

Vĩnh viễn ra đi Trưởng vẫn còn,
Vẫn còn lưu dấu tấm lòng son.
Gia đình Hướng Đạo luôn ghi nhớ
Trưởng có công ơn với nước non!

Đám tang Trưởng Viêm đã tổ chức như tinh thần ông đã sống, niềm thương tiếc lồng trong tiếng ca, những bài thơ đưa tiễn từ các hội, đoàn, các tôn giáo khác nhau, các thân hữu ở khắp nơi. Các bài thơ, các tiếng ca suốt từ lúc bắt đầu tang lễ, cho đến khi vòng tang Hoa Huệ Hướng Đạo là vòng hoa cuối cùng phủ lấp lên linh cữu tiễn đưa Trưởng Viêm trong tiếng hát “Giữ Chặt Mối Dây” mọi người nối một vòng tay lớn cùng Trưởng Viêm như bao lần tạm biệt trước, nhưng hôm nay vĩnh biệt một con chim đầu đàn Hướng Đạo với tinh thần: “Sông núi không ngăn tình thương, mưa gió không lay can trường, chúng ta hôm nay hiệp vầy. Giữ chặt mối dây...

Lòng thương tiếc và nỗi buồn về sự lìa rừng Trưởng Viêm, rồi cũng sẽ vơi đi với thời gian, nhưng các bài thơ, bài hát tôi sẽ không bao giờ quên và thỉnh thoảng mỗi đêm tôi vẫn nghe như văng vẳng đâu đây tiếng ca của Trưởng Viêm hát ru anh chị em chúng tôi như ngày xưa : “Ngoài kia ai nghe tiếng chim gọi đàn dập dìu, Đàn chim mang dâng cho đời hương men thương yêu!

Nhớ đến công ơn của Trưởng Viêm, tôi nguyện sẽ cố gắng là một cánh chim, tiếp nối theo đường bay của Trưởng để tìm niềm vui trong công việc “mang dâng cho đời hương men thương yêu!” Sẽ bay với đôi cánh mà Trưởng Viêm đã cố gắng tạo cho chúng tôi để đem niềm vui Hướng Đạo, mang tình người “bay qua vùng bao la, bay qua đồng xa, tuyết trắng phương trời Đông hay trời Tây.”

Cám ơn Ba đã cho con đôi cánh, con sẽ luôn theo Ba không bao giờ bỏ đường bay Ba đã vạch ra, cho đến khi ngừng đập đôi cánh, giống như Ba đã nay thanh thản “xé biên cương chim bay không hề mong chi ngày về!

Đầu Xuân 2016 – New Jersey.
Viết cho ngày giỗ 49 ngày của Ba tôi, Trưởng Nguyễn Thanh Viêm. 

]]>
https://khiet.vinahf.net/2021/12/17/gio-ba-49-ngay/feed/ 0 143
Món Quà Sinh Nhật https://khiet.vinahf.net/2021/12/05/mon-qua-sinh-nhat/ https://khiet.vinahf.net/2021/12/05/mon-qua-sinh-nhat/#respond Sun, 05 Dec 2021 08:55:35 +0000 https://khiet.khuetu.com/?p=78 Continue reading]]> Sau mỗi chuyến đi cho công việc VINAHF tại Việt Nam, tôi luôn học được nhiều điều mới, biết thêm được những tấm lòng cao quí, những “bồ tát” âm thầm, nguyện cống hiến cuộc đời để làm dịu nỗi khổ đau của bao người, như câu chuyện ma-sơ Thu Tâm với công việc chăm sóc các bệnh nhân cùi ở trại phong EaNa, Daklak đã để lại tôi một ấn tượng sâu đậm. Tuy không thể ghi hết, nhưng tôi vẫn cố viết một vài câu chuyện mà tôi nghĩ lý thú vì sự việc xảy ra trong cái “trùng trùng duyên khởi” nhưng các sự kiện rời rạc, xa xôi, “ngẫu nhiên” liên kết để tạo thành một bức tranh đẹp như chuyện dưới đây.

Khi đoàn chúng tôi đến Nghệ An, do phạm vi các người nghèo ở cách quá xa nhau, chúng tôi vẫn không đến hết các gia đình nghèo muốn đến, cho nên những gia đình nghèo ở xa sẽ tập trung sớm về tại tu viện Mến Thánh Giá (MTG) Vinh để nhận tiền và quà cứu trợ và sau đó chúng tôi sẽ đến các gia đình có thể đến được.

Tại đây, khi tôi phát quà cho một người thiếu phụ trẻ, xanh xao, chị bật khóc, các gia đình được chọn lựa là họ rất nghèo, chúng tôi thường cảm nhận được sự biết ơn của họ qua ánh mắt hay một cái siết tay khi nhận quà, nhưng bật khóc thì ít có. Tôi hỏi: “Em có chuyện gì mà khóc?” chị nói: “Con em sắp chết rồi.” và tiếng nấc lớn hơn, tôi hỏi tiếp: “Cháu bị bệnh gì, sao em nghĩ con em sắp chết?” Chị trả lời: “Cháu ói ra máu, hôm qua xuống nhà thương, nhưng không chữa được, nó bị tim và cần phải mổ nhưng con không có tiền.” Một vài câu hỏi nữa về em bé, nhưng tôi không biết thêm gì hơn ngoài tiếng nức nở. Tôi quay lại hỏi các ma-sơ, vì họ chọn, giới thiệu gia đình chị này được nhận sự giúp đỡ và được giải thích, em bé con của chị bị đau tim bẩm sinh và đến nay vẫn không được chữa trị. Tôi phần nào cảm thông được nỗi đau của người mẹ nhìn con mình nằm đau mà bất lực vì nghèo. Có lẽ chị khắc khoải trông vào một phép lạ để cứu được con, cháu tên Yến Nhi.

Tôi xót xa khi thấy nước mắt của người mẹ thương con chảy dài, tôi nói: “Chiều nay tôi sẽ lên thăm cháu rồi xem có giúp gì được không.” Chỉ một lời hứa đến thăm, nhưng tôi thấy đã làm được dịu bớt nhiều nỗi đau của chị.

Phát quà cứu trợ xong, nhóm chúng tôi vội vã đi đến các gia đình cần phải đến, bị trời mưa, đường quá khó đi, trơn trợt, hai tay gắn máy kỳ cựu của nhóm tôi là Hoàng và anh Dũng mà cũng bị trượt ngã xe hai lần, phần tôi được ma sơ lái xe giỏi nhất chở tôi đi. Sau khi đi hết các gia đình quanh vùng, tôi nhớ đến lời hứa lên thăm gia đình cháu Yến Vi và hỏi nhờ đưa lên đi, nhưng không ai nghĩ là tôi nên đi vì có thể không đến đó được trong lúc mưa như thế này, ngay cả ma sơ vừa chở tôi đi rất tận tình, cũng rất e ngại, không tin là ma sơ lái lên được đến đó, dù chỉ cách khoảng 5 cây số. Tôi không dám ép, nhưng tôi nghĩ người phụ nữ xanh xao kia – chị Tuân – đã xuống được, về được thì phải có cách. Tôi biết chắc là chị Tuân đang chờ và tôi đã hứa. Mỗi khi có nhiếu trở ngại, khó khăn để đến một nơi nào, tôi luôn nhớ câu nói của Nguyễn Bá Học “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông.”

Vì thấy tôi cương quyết nên các sơ chìu ý và may mắn họ tìm được một người sẽ chở tôi đi đến. Đường đi khó tôi muốn ghi hình làm kỷ niệm, nhưng phải bám chặt hai tay không thì bị văng ra khỏi xe bất cứ lúc nào, cuối cùng tôi cũng đến được nhà chị Tuân. Chị Tuân đang cuốc cày dưới mưa nhận ngay ra chúng tôi và vội vã chạy về nhà. Tôi có thời gian hỏi thăm kỹ hơn và biết cháu không ăn được từ nhỏ, lúc sinh ra được chẩn đoán bệnh tim cần giải phẫu. Cháu không ăn được chỉ có uống được sữa bò Ông Thọ nên rất yếu, không đứng, ngồi được. Cách đây đã lâu cháu có hồ sơ bệnh án nhưng không ai giúp gì được nên cháu vẫn phải tiếp tục sống như vậy. Nhìn cảnh cơ hàn của gia đình, tôi giúp thêm tiền cho chị và cho chị thêm một chiếc mền nữa, chị sẽ nhận tại tu viện.

Tôi chụp hình cháu bé và dè dặt hứa sẽ theo dõi việc này để giúp, tôi không biết làm được gì, nhưng chỉ có lời hứa cũng đủ làm người mẹ vui hơn nhiều và hy vọng. Đã hứa nhưng tôi chưa biết phải làm gì vì nguồn lực VINAHF rất hạn chế, chúng tôi chưa dám nghĩ đến việc giúp mổ tim vì biết rất tốn kém, nhưng tôi vẫn thầm mong là mình cứ làm hết sức rồi biết đâu, quới nhân, ơn trên phù hộ cho đủ nhân duyên và tôi hy vọng mong manh vào cuộc gặp gỡ sắp đến.

Khi biết tôi sắp về VN, nhóm “Maison Chance USA” của anh Trung ở Maryland – Virginia, có nhờ tôi mang một số tiền mặt để đưa tận tay cho “một nhóm bạn trẻ đầy lòng nhân ái, chuyên lo giúp trẻ em nghèo để mổ tim“. Tôi hoàn toàn chưa biết ai trong nhóm này, nhưng anh Trung – một người đã ủng hộ rất mạnh cho VINAHF – nhờ việc này, cho nên tôi rất vui để giúp anh như là một việc nhỏ để cám ơn nhóm anh, hơn nữa tôi luôn muốn tìm làm bạn với những người trong nhóm anh Trung, mà tôi có “linh cảm” sẽ mang đến tôi rất nhiều điều tích cực từ tấm lòng nhân hậu của họ.

Tôi đã một lần mất ví ở phi trường TSN, nên tôi rất sợ mang tiền, muốn giao ngay số tiền trước khi rời Sài Gòn lên Tây Nguyên và đi khắp nơi, nhưng không làm được, phải giữ số tiền cho đến hơn 2 tuần sau và chỉ còn một ngày cuối tôi phải làm xong trước khi đi Úc. Tôi gặp được hai người đại diện trong nhóm các thiện nghiện chuyên lo giúp mổ tim cho trẻ em nghèo, hai cô bạn trẻ Thảo và Hiền (T&H). Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu, xa lạ nhưng chỉ trong giây lát chúng tôi nhanh chóng làm quen và thân thiện như đã biết và làm việc lâu năm với nhau, Thảo và Hiền tận dụng khoảng thời gian ngắn còn lại của tôi, đưa tôi đến bệnh viện và tôi được biết thực trạng và gặp được cha mẹ và một bé gái người thiểu số (người dân tộc) mà cháu được nhóm T&H sắp xếp trong ca mổ sắp đến. Thật là một thiện duyên cho tôi đến tận nơi, hiểu thêm rõ những việc làm cao quí, âm thầm mà nhóm T&H đã giúp trên 90 trường hợp mổ tim thành công cho các trẻ em nghèo. Nhóm T&H không có tổ chức, không có tên tuổi gì, chỉ muốn thầm lặng làm việc với những ai biết và ủng hộ cho công việc của họ. Tôi rất cảm phục khi biết được thêm qua những tâm sự ngắn ngủi đầy tình người và được gặp gỡ, chuyện trò với gia đình với các trẻ em sắp được giải phẩu là tại đây.

Tôi nhớ lời hứa cho bé Yến Nhi, kể lại chuyện và không chờ đến khi tôi nhờ giúp đỡ, nhóm T&H đã rất mau mắn, nhiệt tình chỉ vẽ tôi từng bước cho cháu được đưa đến bệnh viện để được nhóm lo cho em. Cũng trong dịp này T&H giới thiệu tôi làm quen nhóm y tá và người bác sĩ đã từng phẫu thuật thành công rất nhiều các ca mổ tim cho các em. Tôi không ngờ nhân duyên đưa đẩy đến một cuộc hội ngộ thú vị trong thời gian thật ngắn. Khi chia tay, nhóm T&H còn chu đáo lo taxi theo tôi đi tận nơi có cuộc hẹn khác, để biết chắc tôi không bị lạc đường, rồi trễ hẹn. Bắt tay tạm biệt nhóm T&H, lòng tôi thật vui, biết được hai người bạn mới với công việc âm thầm họ làm biết bao nhiêu năm qua và lời hứa sẽ lo cho em bé ở Nghệ An, cùng với những hướng dẫn cần phải làm gì để cho em Yến Nhi nhanh chóng được chuyển vào Sài Gòn. Với nhiều tình huống như việc của em Yến Nhi, tôi luôn cố làm tất cả những gì cần làm và phần còn lại tôi giao hết cho Ơn trên và bình thản chấp nhận kết quả dù thế nào, nhưng không ngờ “nhân duyên” đưa đẩy cho tôi giữ được lời hứa đến gia đình chị nông dân kia giống như là đã trong một kế hoạch được sắp xếp chu đáo. Hay đó chính là Luật Hấp Dẫn “sức mạnh ý muốn” mà BS Wayne Dyer luôn luôn muốn quảng bá như là một kỳ diệu vốn có của vũ trụ.

Tôi trở về Mỹ sau khi nối kết được các ma sơ ở MTG Vinh, các thiện nguyện VINAHF và nhóm T&H để cùng phối hợp, chung lo cho em Yến Nhi và đó là một trong vài việc mà tôi chờ đợi, hy vọng về kết quả trong số rất nhiều việc mà nhóm VINAHF đã “tạo duyên“. Tôi bị đổi giờ (jet lag) và nhờ ít ngủ nên có thêm thời gian đọc email, trong nhiều email nhận vào lúc 3 giờ sáng nay, email của Hạnh Thảo tin tôi biết với nguyên văn:

Em bé mà anh chị em mình thăm ở bệnh viện hôm trước là ca số 90 (bé Cham thị Ngọc Huyền), bé này đã được mổ thành công ngày thứ 6 (hôm anh em mình gặp bé là thứ 4), bé được xuất viện luôn rồi anh nhé, em có cc anh trong các báo cáo mổ tim vừa rồi của em đó (nhưng hình như mail gửi anh bi trả lại, để em gửi lại xem sao anh nhé). Tuần lễ sau đó mình có thêm một ca nữa la ca 91 cũng đã mổ xong rồi, sắp được xuất viện.

Bé Yến Nhi ở Vinh thì em đã tiếp xúc được với gia đình và với Sơ Hợp rồi, theo các bác sĩ ở Vinh thì gia đình phải nuôi cháu thêm một thời gian để cháu khoẻ hơn mới có thể đi lên thành phố để khám tiếp được, em sẽ theo dõi tiếp và sẽ báo anh sau khi có thêm kết qủa, em dang nhờ các bác sĩ Nhi Đồng 2 xem them bệnh án cho bé để xem họ có ý kiến gì về bệnh của bé.” và kết email với lời chúc mừng sinh nhật hóm hỉnh, dễ thươngcho tôi, cũng là ngày Tết Dương lịch.

Tuy việc chữa trị cho bé vẫn còn chờ xem nhưng đọc email T&H tôi vui mừng vì bé Yến Nhi nay đã nằm trong vòng tay nhân ái của nhóm T&H và cháu sẽ nhận được tình thương cao nhất có thể có được, mong đây sẽ là ca thứ 92 thành công trong công việc giúp, cứu sống các trẻ em nghèo như Yến Nhi của nhóm T&H. Tin vui từ email của T&H làm tôi muốn viết lại câu chuyện này để “khai bút” đầu năm, cũng là ngày sinh nhật của tôi. Trong ngày sinh nhật, tôi đã nhận nhiều email, quà, các chúc mừng từ học trò cũ, từ bạn bè, các thiện nguyện, gia đình,… nhưng email của T&H có lẽ là một món quà sinh nhật đặc biệt nhất, rất có ý nghĩa vì đó là món quà tôi đang mong đợi.

Tôi không thể làm được gì nhiều để giúp gia đình chị nông dân đó thoát cảnh nghèo, nhưng tôi vui mừng và hy vọng là nhóm T&H, các ma sơ ở MTG Vinh cùng các thiện nguyện VINAHF đang phối hợp để giúp cho cháu Yến Nhi có một cuộc sống bình thường và chị Tuân sẽ không còn những giọt nước mắt lăn dài mỗi khi nhìn đứa con ốm yếu, mà có thể sẽ là nụ cười khi thấy đứa con trai chị lớn lên từng ngày. Nghĩ đến điều này và tin vui về các ca mổ vừa thành công của nhóm T&H, tôi thầm cám ơn, thêm một “phần thưởng số mệnh” cho tôi biết được nhóm T&H, cái “ngẫu nhiên” lạ lùng là ngày tôi biết, làm quen anh Trung ở Maryland, cùng trùng với lúc cháu Yến Nhi sinh ra ở vùng quê xa xôi ở Nghệ An và mấy năm sau trong “trùng trùng duyên khởi” hai sự kiện này lại kết hợp với nhau.

Dự báo sẽ có cơn bão tuyết tối nay, nhưng tôi nhìn ra mặt trời vừa ló dạng với tia nắng sáng mai thật đẹp. Tôi chuẩn bị ngày đi làm đầu năm trong niềm vui, nghĩ đến nhân duyên kỳ diệu đã giúp tôi giữ được lời hứa với chị Tuân, mà hy vọng một ngày nào trở lại thăm gia đình chị, sẽ thấy hai mẹ con chị với nụ cười trong cảnh “dù nghèo mà vui“.

Mùa Đông New Jersey, tháng Giêng 2014.

[cool_tag_cloud on_single_display=”local”]

MQSN-Gray copy

]]>
https://khiet.vinahf.net/2021/12/05/mon-qua-sinh-nhat/feed/ 0 78
Một Chữ “Duyên” – Luật Hấp Dẫn với VINAHF https://khiet.vinahf.net/2020/12/29/mot-chu-duyen-luat-hap-dan-voi-vinahd/ https://khiet.vinahf.net/2020/12/29/mot-chu-duyen-luat-hap-dan-voi-vinahd/#respond Tue, 29 Dec 2020 09:01:49 +0000 https://khiet.khuetu.com/?p=104 Continue reading]]>

VINAHF thường ít giúp những trường hợp đã được đưa lên mạng xã hội nhưng tập trung giúp các hoàn cảnh ở các nơi xa xôi ít ai biết qua mạng lưới các TNV VINAHF và thường ở các vùng hẻo lánh nếu phát hiện đến hoàn cảnh nào mà TNV thấy cần kêu gọi VINAHF thì hãy gởi về. Cho nên khi các TNV trong khu vực Trà Vinh gởi hình ảnh một trẻ sơ sanh bị bỏ rơi trước tịnh thất A La Nhã và kêu gọi VINAHF giúp hai ni cô ở đây nuôi cháu này vì hoàn cảnh hiện nay ở tịnh thất quá khó khăn, và kèm theo thư kêu gọi của sư cô, nên VINAHF đã đáp ứng nhanh chóng với cam kết ngay trước mắt cho các ni cô có thể yên tâm nuôi cháu.

VINAHF nuôi trẻ bỏ rơi đầu tiên cách đây 13 năm, đứa trẻ bị bỏ rơi tại vùng núi Thị Vải (Bà Rịa) khi một người nông dân phát hiện đứa trẻ sơ sinh này bị vất ngoài mương ruộng, ông tưởng cháu đã chết và định mang đi chôn, nhưng khi thấy cháu còn cựa quậy, ông vội vã mang đến chùa Ngọc Tuyền gần đó. Trùng hợp với ngày hôm sau Hoàng, tôi và con gái tôi – Emily – lúc đó 8 tuổi có tìm đến Chùa này, theo lời yêu cầu của cô Hạ Nghi cho biết sư cô ở đây vô cùng khó khăn để nuôi số trẻ mồ côi tại đây. Đó là nhân duyên để đưa VINAHF lần đầu tiên tham gia vào việc giúp nuôi dưỡng một bé sơ sanh bị bỏ rơi. Cháu này bị cha mẹ vất đi vì cháu sinh ra với tật hở môi hàm ếch và không biết cha mẹ vì quá nghèo hay bỏ rơi vì hình thù dị dạng của cháu.

Lúc đó, đây là một vùng ít ai biết đến, chùa nằm phía sâu quốc lộ, khó khăn để tìm ra đến phải nhờ một cháu mồ côi lớn đi ra dẫn đường cho chúng tôi vào. Thay mặt VINAHF, tôi và Hoàng đã hứa sẽ giúp sư cô nuôi cháu sơ sinh này mà lúc đó cả sư cô và chúng tôi đều không biết cháu có thể sống sót được không trong điều kiện quá thiếu thốn của chùa.

Chuyến đi thăm này để lại cho tôi hai chuyện đáng nhớ:

Mỗi khi có các dịp, tôi đều đưa các con tôi đến các trại mồ côi hay các trung tâm khuyết tật để giúp cháu phát triển Tâm Từ của mình. Lần này Emily có đi theo, Emily có một đồ chơi “bất ly thân” luôn luôn mang theo cho nên Emily mang nó từ Mỹ về VN. Đó là - Trên đường đi đến đây tôi đã giải thích cho Emily này về các cháu mồ côi này, và đến đây Emily cũng hoà đồng, hồn nhiên vui chơi với các em, như những người bạn mới – Đến lúc ra về tôi nói Emily hãy để lại đồ chơi lại cho các cháu mồ côi này, tôi biết đây là đồ chơi rất yêu thích của Emily – Cho dù không đồng ý, nhưng Emily đã nghe lời Ba, và để lại đồ chơi này cho các trẻ mồ côi mà trong lòng không vui. Sau này Emily nhiều lần nhắc lại là rất bất ngờ và không hề muốn mất đồ chơi yêu thích này, nhưng vì vâng lời Ba, cháu đã làm. Nay lớn lên, mỗi khi nhìn lại các hình cũ này, và nhớ lại việc mình đã cho các trẻ em mồ côi đồ chơi yêu thích của mình, Emily đã nói với tôi đó là một việc làm Emily nghĩ rất đúng và cám ơn tôi đã “ép” Emily làm điều đó. Emily đã thấy được niềm vui lâu dài từ việc chia sẻ may mắn của mình với những người khác.

Việc thứ hai, cũng vui là sau khi về Mỹ, tôi và Hoàng suy nghĩ phải tìm cách để đứa bé có đủ dinh dưỡng vì lúc đó sư cô chỉ nuôi cháu bằng đút nước cháo mà thôi. Chúng tôi nghĩ phải mua sữa, phải có một tủ lạnh để bảo quản sữa, các thứ cần thiết tối thiểu để giúp đứa trẻ sơ sinh này sống sót. Hoàng gọi tôi thường xuyên về tình trạng của cháu. Tôi thì có thói quen mở speaker phone, cho nên bà xã TD từ phòng kia cũng nghe loáng thoáng tôi đang lo âu đủ chuyện để nuôi một đứa trẻ sơ sinh, ngay sau khi ở VN về mà trước đó TD đã nghe các bạn bè cảnh giác không nên để tôi về VN, và có người còn nói tại sao TD có gan, dám để tôi về VN quá nhiều lần một mình. Các bạn gặp TD để nghe những gì tiếp theo.

Cắt ngắn câu chuyên dài. Đứa bé “sứt môi” này được sư cô đặt tên là “Hải Lăng” và cháu đã lớn, mạnh khoẻ, sau đó được Hạ Nghi đưa đi giải phẫu, Sư cô nói với tôi Sư cô gọi là “Đứa con của Phật vì sư cô nói thật là Phật nuôi nó sống chớ sư cô không nghĩ nó sống được khi thấy nó lúc được mang đến chùa, ni cô nghĩ nó sẽ chết.” 

Trở lại việc cha mẹ bỏ rơi con, việc giúp nuôi trẻ em mồ côi, trẻ khuyết tật là một mục tiêu của Hội VINAHF, cho nên tôi đã thật xót xa khi biết những tình cảnh đúng là “những điều trông thấy mà đau đớn lòng (ND)”, về việc cha mẹ bỏ rơi con cái.

Nếu từ sau 75 đến những năm 90 việc bỏ rơi con chủ yếu vì nghèo, hay con cái bị dị tật quái thai và không phổ biến, thì tình trạng này đã phát triển sang việc phá thai, và sinh con bỏ chợ tràn lan, không phải vì nghèo mà vì chủ yếu là vì sự suy thoái nghiêm trọng về đạo đức trong xã hội. 

Các chùa, nhà thờ, các cơ quan từ thiện đã không đủ khả năng để nuôi dưỡng chu đáo với số lượng “con bỏ chợ” do hậu quả của xã hội suy đồi. 

Mặc dầu khi nghe tin chùa này hay nhà thờ kia, sáng sớm mở cửa là thấy một đứa trẻ sơ sanh dần dần thành “Chuyện thường ngày ở huyện”, nhưng lời kêu gọi của TNV VINAHF luôn được BCH quan tâm, nhất là Cầu Kè, Trà Vinh là huyện nghèo, gần vùng biên giới Việt-Campuchia, nên lời kêu gọi được đặc biệt lưu ý. Trước mắt, qua các TNV Thái Quốc Bình, Lê Ngọc Lễ, VINAHF cam kết sẽ giúp các ni cô nuôi cháu cho khoẻ mạnh trong năm đầu tiên, và xem “tuỳ duyên” để tiếp tục như mọi hoàn cảnh khác.

Chuyện này dẫn đến chuyện kia, không chỉ giúp việc nuôi đứa trẻ sơ sinh, với sự làm việc vô cùng tận tuỵ, không mệt mỏi của các TNV VINAHF, đặc biệt là TNV Lê Ngọc Lễ, và sự hỗ trợ của TNV Thái Quốc Bình, thêm các thông tin về hiện trạng của TT A Lan Nhã và đang rất cần giúp đỡ như mô tả:

 Hiện nay các cháu phải nằm trên nền nhà của chánh điện nhưng để tránh bị côn trùng và kiến 3 khoang cắn, có thể gây nhiễm trùng, lỡ loét. Hàng đêm các cháu phải gởi đến các nhà Phật tử trong vùng để ngủ, và thật nhiêu khê cho các sư cô và mọi người khi phải bồng các cháu nhỏ tới lui nhất là khi có mưa gió. Cho nên, đề nghị BCH VINAHF giúp đỡ cho việc xây dựng để tránh cho các em không phải chịu đựng một mùa mưa sắp đến.

Đây không phải là lần đầu tiên VINAHF xây dựng cơ sở để giúp cho trẻ em mồ côi, khuyết tật hay người già – VINAHF đã xây dựng một cơ sở ở Chùa và giúp xây dựng Mái Ấm Hướng Dương, nhưng thường các công trình xây dựng này cần phải có kế hoạch chuẩn bị trước và đưa vào kế hoạch năm, chớ khó mà thực hiện các công trình xây dựng mà không có trong ngân sách, tuy nhiên vì thấy các TNV và sư cô trụ trì thiết tha kêu gọi, nên chúng tôi quyết định “gieo duyên” với các nơi, biết đâu “Luật Hấp Dẫn” lại đáp ứng cho lời kêu gọi của VINAHF. 

Từ lâu, VINAHF một năm chỉ gây quỹ một lần và dựa vào đó để thực hiện kế hoạch năm nên rất hạn chế việc kêu gọ i ngoài thời gian gây quỹ mỗi năm, nhưng vì tình hình cần xây trước mùa mưa nên sau nhiều cân nhắc, tôi thay mặt VINAHF đã tiếp xúc với một số ít các nhà hảo tâm để hy vọng xây được căn phòng khang trang, tươm tất cho các cháu được an toàn qua mùa mưa.

Thật là thú vị bất ngờ, lời kêu gọi của VINAHF đã được đáp ứng rất nhanh chóng từ các hội đoàn, các nhà hảo tâm để giúp cho VINAHF cam kết được việc xây dựng phòng cho TT A Lan Nhã với tiện nghi tối thiểu cho các trẻ em nghèo và mồ côi đang được các ni cô chăm sóc tại Chùa này. 

Nhờ sự đáp ứng nhanh lời kêu gọi của VINAHF, cùng với sự làm việc vô cùng tận tuỵ, không mệt mỏi của các TNV VINAHF, sự khéo léo,thiết kế, tầm nhìn của các ni cô, tất cả đã phối hợp rất hiệu quả để giải quyết được các tình huống khó khăn và cuối cùng các phòng khang trang với các tiện nghi cho các cháu đã hoàn thành trước khi mùa mưa bắt đầu.

Mọi người đều vô cùng hoan hỉ khi nhận được những tấm hình về việc cơ sở đã xây xong và ni cô rất sung sướng vì không ngờ điều cô mong ước và cầu nguyện lâu nay có thể trở thành sự thật nhanh như vậy qua sự đáp ứng và sự đóng góp tịnh tài của các ân nhân đến VINAHF để thực hiện dự án và đây là lời của Ni Cô Trụ Trì Thích Nữ Như Quang TT A Lan Nhã:

 Từ này các em ngủ không phải sợ bị côn trùng đốt nữa, các em không phải ngủ vất vả mỗi khi lũ về, các em cũng an toàn và các ni cô yên tâm hơn mỗi khi mưa lớn, không phải trốn những cơn mưa tạt và nước dâng, không bị kiến ba khoan đốt nữa mà thay vào đó là 2 căn phòng kiên cố khang trang, một số giường để các em có thể yên giấc mỗi khi đêm về.

Thay mặt cho các em mồ côi, ni cô xin gửi lời chân thành cám ơn quý mạnh thường quân đã có tấm lòng từ bi, quan tâm đến các trẻ em mồ côi thiếu tình thương của cha mẹ, và nhanh chóng đáp ứng lời kêu gọi của VINAHF để giúp cho các trẻ mồ côi, cùng với sự làm việc vô cùng tận tuỵ cuả các TNV VINAHF đã giúp cho dự án thành công vô cùng tốt đẹp hôm nay:

Con xin hồi hướng công đức và nguyện cầu hồng ân Tam Bảo gia quý mạnh thường quân luôn gặp được mọi sự bình an và vạn sự hanh thông. 

Vì Cầu Kè Trà Vinh là một huyện rất nghèo mà các ni cô cũng mong muốn làm TNV VINAHF để giúp được nhiều hơn nữa người nghèo trong khu vực này, cho nên trong chuyến về VN tháng 12/2019 đoàn VINAHF đã xuống viếng thăm TT A Lan Nhã. Không chỉ “khai trương” công trình, mà còn dịp để trực tiếp gặp những gia đình nghèo, thăm các gia đình đã nhận được sự giúp đỡ của VINAHF và những gia đình xứng đáng được VINAHF trong kế hoạch 2020 của VINAHF. 

Tôi rất cảm kích với việc các TNV khu vực cùng các ni cô đã lựa chọn xứng đáng để VINAHF giúp đỡ và đầu tư cho họ từ nguồn lực giới hạn của VINAHF. 

Chuyến đi ngắn trong ngày vì nhà MTQ người đã đóng góp đáng kể cho việc xây dưng, và là người cung cấp phương tiện cho chuyến viếng thăm, phải trở về làm việc ngày mai, nhưng tôi cũng đủ thời gian để biết, những gì cần biết với hy vọng qua sự cộng tác của các ni cô, nơi đây cũng sẽ làm một “trạm tiền phương”, một căn cứ để VINAHF làm điểm tựa phát triển các chương trình phục vụ người nghèo. 

Trên đường về lại Sài Gòn, tôi nhớ lại diễn biến từ lúc VINAHF nhận được tin đầu tiên, bé sơ sinh trong cái thùng cạt tông, cho đến việc hoàn tất việc xây dựng cơ sở như các ni cô mong ước qua hình ảnh, nay đến tận nơi thấy được cơ sở với 2 căn phòng rất khang trang và thấy Tiểu Bối – tên cho 2 ni cô đặt có nghĩa là “Vật Quí Báu Nhỏ” kháu khỉnh, khoẻ mạnh, không tin không được, một lần nữa Luật Hấp Dẫn đã đúng với VINAHF, mà muốn hiểu đó là chữ DUYÊN trong đạo Phật cũng được. Không chỉ nguồn lực đến để VINAHF xây được công trình mà với sự cố gắng của các TNV và tấm lòng từ bi của các ni cô, thêm những gia đình nghèo chung quanh nhận được sự giúp đỡ của VINAHF như được xây nhà mới, được vay vốn làm ăn chống nghèo, được học bổng. 

Thay mặt VINAHF lần này tôi cũng hứa sẽ tiếp tục giúp việc xây nhà, cấp vốn cho các gia đình tôi được ni cô đưa đến thăm, nhưng lòng vẫn còn bâng khuâng, ái ngại với những gia đình nghèo đang sống tạm bợ hay thuê mướn vì họ không có đất.

Trên 100 căn nhà mới VINAHF (với sự giúp đỡ của Bút Nhóm Lửa Việt) đã xây cho các gia đình không nhà (như ít ra họ còn có đất), còn với những gia đình tôi vừa đi thăm, họ không có đất thì tôi vẫn không biết làm sao, chỉ mong Luật Hấp Dẫn lại nhiệm màu, huyền bí để giúp VINAHF có cách giúp cho những gia đình không đất, không nhà ở Cầu Kè Trà Vinh được có một nơi an cư, lạc nghiệp. 

Tôi hy vọng, chờ mong chữ DUYÊN kết hợp cùng “Luật Hấp Dẫn” sẽ tiếp tục giúp VINAHF thực hiện điều tâm nguyện giúp cho các người nghèo ở Trà Vinh.

MotChuDuyen
MotChuDuyen
]]>
https://khiet.vinahf.net/2020/12/29/mot-chu-duyen-luat-hap-dan-voi-vinahd/feed/ 0 104
Những Thùng Khẩu Trang Ân Tình https://khiet.vinahf.net/2020/12/29/nhung-thung-khau-trang-an-tinh/ https://khiet.vinahf.net/2020/12/29/nhung-thung-khau-trang-an-tinh/#respond Tue, 29 Dec 2020 08:59:15 +0000 https://khiet.khuetu.com/?p=95 Continue reading]]> Nhiều người đã biết về Chương Trình Micro Finance của VINAHF giúp người nghèo được vay vốn không lãi (CTCVKL) để chống thoát nghèo và CTCVKL vừa tròn 6 năm kể từ khi bắt đầu thử nghiệm tại Quảng Nam, sau đó mở rộng ra khắp nơi như hôm nay, tuy nhiên nếu biết cuộc hành trình “Odyssey” của người phụ nữ khuyết tật dưới đây, thì có thể xem CTCVKL đã bắt đầu từ năm 2008, qua việc giúp vốn để cô gái khuyết tật theo đuổi ước mơ cao đẹp của mình, khi tôi gặp cô Yến đầu tiên hơn 12 năm về trước.

Được giới thiệu của cô Hạ Nghi trong nhóm những người có chung sở thích, Hoàng đã chở tôi tìm đến tiệm may của cô Yến ở sâu trong một hẻm tại Đa Kao, cô thuê một phòng chật chội ngay trên “kênh nước đen” hôi hám của vùng Thị Nghè.

Tôi vẫn còn nhớ rõ câu chuyện Yến kể lúc đó, Yến có tật bẩm sinh đôi chân, không đi được từ bé và mỗi khi đến tiệm để được may áo quần, Yến luôn bị thương tổn vì cái nhìn, hay sự trêu chọc, cho nên từ nhỏ ước mơ của Yến là được học may để tự mình may cho mình áo quần, tránh bị tổn thương, xúc phạm mỗi khi phải đến tiệm may.

Yến thông minh, nên nhanh chóng thành một người thợ may rất khéo tay, nhiều người đã đến nhờ Yến may, từ đó Yến có một cuộc sống tự lập, thoải mái với thu nhập nhờ vào tài năng của mình. Tuy nhiên, Yến không dừng lại ở đây, nhớ lại những gì mình đã trải qua, những tổn thương, nỗi khổ về thân và tâm của bao nhiêu người khuyến tật (KT) đã chịu đựng, mà Yến tin rằng nếu có cơ hội, thì họ cũng sẽ sống tự lập được như Yến. Cho nên, Yến ước mơ có một cơ sở may để vừa làm việc và cùng lúc dạy may cho các người khuyết tật giúp họ có cuộc sống với đầy đủ nhân phẩm và có lẽ Yến là một trong những người tiên phong với việc lập một xưởng may đầu tiên thực sự cho người KT.

Xưởng may của Yến sẽ cạnh tranh với mọi cơ sở khác dựa trên chất lượng của sản phẩm theo qui luật thị trường, bởi Yến tin cô sẽ làm được điều đó, và tôi đã tin Yến ngay trong lần nói chuyện đầu tiên. Khi chúng tôi tìm đến, Yến đã và đang được giúp các em khuyết tật, Yến nói là hiện cô đang thiếu máy may, số máy hiện đang có chỉ đủ để sản xuất, nếu dạy các em khuyết tật thì không có máy để làm, cho nên cô rất cần thêm máy may để vừa làm hàng đảm bảo sự sống cho “cả nhà” và cho việc dạy may cho các em KT. Yến mong ước mua được thêm 4 máy may nữa và nói chỉ muốn mượn tiền thôi, chớ không xin, vì Yến không mượn đâu được.

Yến cần Hội chúng tôi giúp Yến, giúp các em KT, rồi sau này cô sẽ từ từ trả lại cho Hội. Đó chính là ý tưởng (idea) của Micro-finance.

Lắng nghe câu chuyện và hoài bão của Yến, tôi cảm nhận được nhiệt huyết, sự đam mê (a burning desire) của cô gái này và được tận mắt chứng các em KT đang chăm chú làm việc trong căn phòng chật chội, tôi nhanh chóng đồng ý sẽ “trút ống” số tiền của Hội để trang bị cho Yến thêm 4 máy may.

Trên đường về tôi hỏi Hoàng, không biết mình quyết định có nhanh quá không? Lúc đó, số tiền là rất lớn đối với với một Hội chưa có tên tuổi. Gần 13 năm kể từ ngày gặp gỡ hôm ấy, tôi vẫn theo dõi hành trình của Yến với nhiều thăng trầm, chông gai mà cô gái tật nguyền này phải đương đầu để biến giấc mơ mình thành hiện thực, đó một cuộc chiến đấu không cân sức mà Yến đã tự nguyện dấn thân với mong ước giúp được những người KT đồng cảnh ngộ. Không thể kể hết những gì Yến đã trải qua trong 13 năm qua, từ việc bị lừa gạt, chịu đựng sự bóc lột và sự cạnh tranh, có lúc rất khắt nghiệt và bất công cho hoàn cảnh cô thế của Yến. Ngoài việc tận dụng “chất xám” của mình, Yến là một người rất ngoan đạo, nên tìm được thêm sức mạnh ở đức tin. Yến kể tôi trong những lúc nguy nan, Yến đặt niềm tin vào Đức Chúa Jesus và nhờ được đỡ đầu của các Cha, cơ sở đã vượt qua lúc khó khăn và phát triển được như hôm nay. Đúng là: Hãy tự giúp mình và Thượng Đế sẽ giúp cho (“Help yourself and God will help you.”).

Yến đã làm việc với một nghị lực phi thường, đã tận nhân lực để đạt được mong ước, với một mục đích nhân ái, cao cả. Mỗi khi về Việt Nam, tôi luôn ghé thăm “nhà mình” là chữ mà Yến chỉ xưởng may khi nói chuyện hay gởi email đến tôi. Tôi có những buổi ăn cơm tối với cả nhà, dự các buổi học Anh văn do tình nguyện viên đến dạy tận nơi, vì các em và Yến không đi lại được. Yến rất cầu tiến, nhạy bén và biết lắng nghe, Yến bắt đầu học sử dụng email, học vi tính để chuẩn bị kịp thời khi cơ sở lớn dần và mọi việc đều sẽ thực hiện qua mạng, với công nghệ thông tin sẽ đi nhanh vào lãnh vực may mặc. Tôi luôn có ấn tượng về các cuộc nói chuyện hay trao đổi với Yến, cô kể tôi cách tối ưu hoá hệ thống may bằng việc chuyên môn hoá điểm mạnh của mỗi em khuyết tật, những sản phẩm rất sáng tạo, Yến đã nói với các em: “Chúng ta khuyết tật nhưng sản phẩm của chúng ta phải hoàn hảo”, “chúng ta có nhiều khách hàng vì chất lượng sản phẩm của chúng ta chớ không phải vì lòng thương hại”.Đúng như ý định ban đầu khi cô muốn lập một xưởng may mặc, tôi vui mừng với những thành công, từng bước đi lên của xưởng may, nhưng cũng đau lòng khi biết Yến phải chịu đựng nhiều bất công. Một lần ghé thăm, khi thấy dòng chữ tiếng Anh trên sản phẩm của “nhà mình”: “Các bạn mua sản phẩm này là đang giúp đỡ cho các người khuyết tật”, tôi tưởng đó là điều tốt đẹp cho “nhà mình”, nhưng sự thật không phải như vậy, qua trung gian, một công ty đặt hàng, mà Yến nói là giá rất bóc lột, nhưng Yến đành chịu phải làm, Yến kể thêm các chi tiết liên quan về đơn đặt hang mang danh nghĩa giúp người KT nhưng thực sự “những điều trông thấy mà đau đớn lòng”, Yến đã xót xa khi nói là: “Anh ơi, Người khuyết tật hiện nay là đối tượng dễ dàng bị bóc lột nhất!”Tôi cũng đã xót xa khi Yến có những trăn trở, hỏi tôi lời khuyên, nhưng tôi cũng bó tay trong xã hội nhiễu nhương, không giúp được gì. Mong rằng một ngày người KT sẽ được bảo vệ như câu nói: “Hãy nhìn vào cách xã hội chăm sóc người tàn tật để biết bản chất của một chế độ.” Trong chuyến về thăm “cả nhà” trong tháng 12/2019 tôi vui mừng khi cơ sở ngày càng “hoành tráng” trong căn nhà 3 tầng và bây giờ là Công ty May mặc Hoàng Tâm và được biết Yến sắp nâng cấp thiết bị, tôi yêu cầu và Yến vui vẻ để tặng cho chùa, nhà thờ nơi có các nữ tu là Thiện Nguyện viên (TNV) VINAHF đang cần máy may bền tốt (công nghiệp) mà tôi hứa sẽ cho và Yến đã giúp tôi giữ lời hứa với các TNV VINAHF, cả cho một gia đình nghèo ở Quảng Trị đang cần máy may.

Hôm nay, tại Mỹ, tôi nhận được thêm 1 thùng khẩu trang từ “nhà mình” – Biết hiện nay cơ sở may của Yến, đang bị ảnh hưởng nặng vì nạn dịch Covid19, xưởng chỉ còn may “cầm chừng” các khẩu trang, sử dụng dưới 50% công suất của xưởng, cho nên tôi đặt khẩu trang tốt, nhấn mạnh là Yến phải lấy theo đúng giá thị trường và xin được từ chối số khẩu trang Yến muốn tặng thêm, mà hãy dùng nó để giúp cho các em KT đang không có việc làm hiện nay, nhưng khi chúng tôi nhận và kiểm tra thì Yến cũng đã tặng thêm cho 20% hơn số khẩu trang đã đặt may.

Khi đại dịch hoành hành nước Mỹ, những người bạn ở đây cảm thấy chúng ta cần phải làm điều gì để đóng góp, giúp đất nước này đang đau đớn trong cơn đại dịch, kết quả từ suy nghĩ này là mấy ngàn khẩu trang đã kịp thời gởi đến các bệnh viện New York và New Jersey với sự hỗ trợ đáng kể của Hội Lotus School Foundation, một tổ chức có quan hệ tốt đẹp với VINAHF.

Khi tôi báo tin cho Yến về việc tôi có thể sẽ nhờ “nhà mình” may và gởi gấp hàng ngàn khẩu trang tốt, Yến đã mau mắn, rất sốt sắng trả lời là sẵn sàng để đáp ứng và rất vui khi cả “nhà mình” được chung sức với chúng tôi trong việc cung cấp khẩu trang cho các bệnh viện tại đây. Số khẩu trang đặt thêm lần này và hy vọng sẽ là đợt đặt hàng khẩu trang cuối cùng, để tặng các bạn bè, các hội đoàn, nhất là thân hữu gần xa đã giúp VINAHF nhiều năm qua và bà xã lại muốn có khẩu trang màu hồng “tươi mát” cho các bạn phụ nữ. Với tôi, mỗi lần tôi đeo khẩu trang của “nhà mình” tôi luôn luôn thấy một niềm vui khi nhớ lại lịch sử vì đâu tôi có khẩu trang đeo hôm nay, tôi không ngờ rằng có một ngày cơ sở may của Yến, lại giúp chúng tôi đến nhiều như vậy và thật là “kỳ diệu” của sự liên kết, vận hành của vũ trụ, “circle of life”, những người KT từ một “ổ chuột” ở hẻm Đa Kao, nay đã giúp được cho đất nước Mỹ này những khẩu trang khi họ đang cần nhất.

Có ai ngờ, những giúp đỡ VINAHF chúng ta mang về cho các người tàn tật, bất hạnh ở quê nhà, nay trở nên một nguồn lực để giúp lại nơi đây. Chúng ta quả đều có liên kết với nhau – (We are all interconnected!).

Nếu bạn trong số nhiều người đã, đang hay sẽ sử dụng khẩu trang này của “nhà mình”, thì luôn nhớ rằng khẩu trang này không chỉ bảo vệ cho bạn, mà chính bạn đã thật sự bảo vệ cho nhiều người khuyết tật tại Công ty May mặc Hoàng Tâm và chúng ta cùng chung là một nhân loại, “Tôi cũng là em và em cũng là tôi (TCS)” (we all are one).

Viết trong lúc dịch COVID19 đang hoành hành tại New York & New Jersey.

New Jersey tháng 04 năm 2020.

]]>
https://khiet.vinahf.net/2020/12/29/nhung-thung-khau-trang-an-tinh/feed/ 0 95