Micro Finance – Thay Lời Cám Ơn https://khiet.vinahf.net NGUYỄN THANH KHIẾT Sun, 15 Oct 2023 09:44:18 +0000 en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.5 https://i0.wp.com/khiet.vinahf.net/wp-content/uploads/2021/12/cropped-cropped-khiet-e1640694139605.png?fit=32%2C32&ssl=1 Micro Finance – Thay Lời Cám Ơn https://khiet.vinahf.net 32 32 205146790 Những Thùng Khẩu Trang Ân Tình https://khiet.vinahf.net/2020/12/29/nhung-thung-khau-trang-an-tinh/ https://khiet.vinahf.net/2020/12/29/nhung-thung-khau-trang-an-tinh/#respond Tue, 29 Dec 2020 08:59:15 +0000 https://khiet.khuetu.com/?p=95 Continue reading]]> Nhiều người đã biết về Chương Trình Micro Finance của VINAHF giúp người nghèo được vay vốn không lãi (CTCVKL) để chống thoát nghèo và CTCVKL vừa tròn 6 năm kể từ khi bắt đầu thử nghiệm tại Quảng Nam, sau đó mở rộng ra khắp nơi như hôm nay, tuy nhiên nếu biết cuộc hành trình “Odyssey” của người phụ nữ khuyết tật dưới đây, thì có thể xem CTCVKL đã bắt đầu từ năm 2008, qua việc giúp vốn để cô gái khuyết tật theo đuổi ước mơ cao đẹp của mình, khi tôi gặp cô Yến đầu tiên hơn 12 năm về trước.

Được giới thiệu của cô Hạ Nghi trong nhóm những người có chung sở thích, Hoàng đã chở tôi tìm đến tiệm may của cô Yến ở sâu trong một hẻm tại Đa Kao, cô thuê một phòng chật chội ngay trên “kênh nước đen” hôi hám của vùng Thị Nghè.

Tôi vẫn còn nhớ rõ câu chuyện Yến kể lúc đó, Yến có tật bẩm sinh đôi chân, không đi được từ bé và mỗi khi đến tiệm để được may áo quần, Yến luôn bị thương tổn vì cái nhìn, hay sự trêu chọc, cho nên từ nhỏ ước mơ của Yến là được học may để tự mình may cho mình áo quần, tránh bị tổn thương, xúc phạm mỗi khi phải đến tiệm may.

Yến thông minh, nên nhanh chóng thành một người thợ may rất khéo tay, nhiều người đã đến nhờ Yến may, từ đó Yến có một cuộc sống tự lập, thoải mái với thu nhập nhờ vào tài năng của mình. Tuy nhiên, Yến không dừng lại ở đây, nhớ lại những gì mình đã trải qua, những tổn thương, nỗi khổ về thân và tâm của bao nhiêu người khuyến tật (KT) đã chịu đựng, mà Yến tin rằng nếu có cơ hội, thì họ cũng sẽ sống tự lập được như Yến. Cho nên, Yến ước mơ có một cơ sở may để vừa làm việc và cùng lúc dạy may cho các người khuyết tật giúp họ có cuộc sống với đầy đủ nhân phẩm và có lẽ Yến là một trong những người tiên phong với việc lập một xưởng may đầu tiên thực sự cho người KT.

Xưởng may của Yến sẽ cạnh tranh với mọi cơ sở khác dựa trên chất lượng của sản phẩm theo qui luật thị trường, bởi Yến tin cô sẽ làm được điều đó, và tôi đã tin Yến ngay trong lần nói chuyện đầu tiên. Khi chúng tôi tìm đến, Yến đã và đang được giúp các em khuyết tật, Yến nói là hiện cô đang thiếu máy may, số máy hiện đang có chỉ đủ để sản xuất, nếu dạy các em khuyết tật thì không có máy để làm, cho nên cô rất cần thêm máy may để vừa làm hàng đảm bảo sự sống cho “cả nhà” và cho việc dạy may cho các em KT. Yến mong ước mua được thêm 4 máy may nữa và nói chỉ muốn mượn tiền thôi, chớ không xin, vì Yến không mượn đâu được.

Yến cần Hội chúng tôi giúp Yến, giúp các em KT, rồi sau này cô sẽ từ từ trả lại cho Hội. Đó chính là ý tưởng (idea) của Micro-finance.

Lắng nghe câu chuyện và hoài bão của Yến, tôi cảm nhận được nhiệt huyết, sự đam mê (a burning desire) của cô gái này và được tận mắt chứng các em KT đang chăm chú làm việc trong căn phòng chật chội, tôi nhanh chóng đồng ý sẽ “trút ống” số tiền của Hội để trang bị cho Yến thêm 4 máy may.

Trên đường về tôi hỏi Hoàng, không biết mình quyết định có nhanh quá không? Lúc đó, số tiền là rất lớn đối với với một Hội chưa có tên tuổi. Gần 13 năm kể từ ngày gặp gỡ hôm ấy, tôi vẫn theo dõi hành trình của Yến với nhiều thăng trầm, chông gai mà cô gái tật nguyền này phải đương đầu để biến giấc mơ mình thành hiện thực, đó một cuộc chiến đấu không cân sức mà Yến đã tự nguyện dấn thân với mong ước giúp được những người KT đồng cảnh ngộ. Không thể kể hết những gì Yến đã trải qua trong 13 năm qua, từ việc bị lừa gạt, chịu đựng sự bóc lột và sự cạnh tranh, có lúc rất khắt nghiệt và bất công cho hoàn cảnh cô thế của Yến. Ngoài việc tận dụng “chất xám” của mình, Yến là một người rất ngoan đạo, nên tìm được thêm sức mạnh ở đức tin. Yến kể tôi trong những lúc nguy nan, Yến đặt niềm tin vào Đức Chúa Jesus và nhờ được đỡ đầu của các Cha, cơ sở đã vượt qua lúc khó khăn và phát triển được như hôm nay. Đúng là: Hãy tự giúp mình và Thượng Đế sẽ giúp cho (“Help yourself and God will help you.”).

Yến đã làm việc với một nghị lực phi thường, đã tận nhân lực để đạt được mong ước, với một mục đích nhân ái, cao cả. Mỗi khi về Việt Nam, tôi luôn ghé thăm “nhà mình” là chữ mà Yến chỉ xưởng may khi nói chuyện hay gởi email đến tôi. Tôi có những buổi ăn cơm tối với cả nhà, dự các buổi học Anh văn do tình nguyện viên đến dạy tận nơi, vì các em và Yến không đi lại được. Yến rất cầu tiến, nhạy bén và biết lắng nghe, Yến bắt đầu học sử dụng email, học vi tính để chuẩn bị kịp thời khi cơ sở lớn dần và mọi việc đều sẽ thực hiện qua mạng, với công nghệ thông tin sẽ đi nhanh vào lãnh vực may mặc. Tôi luôn có ấn tượng về các cuộc nói chuyện hay trao đổi với Yến, cô kể tôi cách tối ưu hoá hệ thống may bằng việc chuyên môn hoá điểm mạnh của mỗi em khuyết tật, những sản phẩm rất sáng tạo, Yến đã nói với các em: “Chúng ta khuyết tật nhưng sản phẩm của chúng ta phải hoàn hảo”, “chúng ta có nhiều khách hàng vì chất lượng sản phẩm của chúng ta chớ không phải vì lòng thương hại”.Đúng như ý định ban đầu khi cô muốn lập một xưởng may mặc, tôi vui mừng với những thành công, từng bước đi lên của xưởng may, nhưng cũng đau lòng khi biết Yến phải chịu đựng nhiều bất công. Một lần ghé thăm, khi thấy dòng chữ tiếng Anh trên sản phẩm của “nhà mình”: “Các bạn mua sản phẩm này là đang giúp đỡ cho các người khuyết tật”, tôi tưởng đó là điều tốt đẹp cho “nhà mình”, nhưng sự thật không phải như vậy, qua trung gian, một công ty đặt hàng, mà Yến nói là giá rất bóc lột, nhưng Yến đành chịu phải làm, Yến kể thêm các chi tiết liên quan về đơn đặt hang mang danh nghĩa giúp người KT nhưng thực sự “những điều trông thấy mà đau đớn lòng”, Yến đã xót xa khi nói là: “Anh ơi, Người khuyết tật hiện nay là đối tượng dễ dàng bị bóc lột nhất!”Tôi cũng đã xót xa khi Yến có những trăn trở, hỏi tôi lời khuyên, nhưng tôi cũng bó tay trong xã hội nhiễu nhương, không giúp được gì. Mong rằng một ngày người KT sẽ được bảo vệ như câu nói: “Hãy nhìn vào cách xã hội chăm sóc người tàn tật để biết bản chất của một chế độ.” Trong chuyến về thăm “cả nhà” trong tháng 12/2019 tôi vui mừng khi cơ sở ngày càng “hoành tráng” trong căn nhà 3 tầng và bây giờ là Công ty May mặc Hoàng Tâm và được biết Yến sắp nâng cấp thiết bị, tôi yêu cầu và Yến vui vẻ để tặng cho chùa, nhà thờ nơi có các nữ tu là Thiện Nguyện viên (TNV) VINAHF đang cần máy may bền tốt (công nghiệp) mà tôi hứa sẽ cho và Yến đã giúp tôi giữ lời hứa với các TNV VINAHF, cả cho một gia đình nghèo ở Quảng Trị đang cần máy may.

Hôm nay, tại Mỹ, tôi nhận được thêm 1 thùng khẩu trang từ “nhà mình” – Biết hiện nay cơ sở may của Yến, đang bị ảnh hưởng nặng vì nạn dịch Covid19, xưởng chỉ còn may “cầm chừng” các khẩu trang, sử dụng dưới 50% công suất của xưởng, cho nên tôi đặt khẩu trang tốt, nhấn mạnh là Yến phải lấy theo đúng giá thị trường và xin được từ chối số khẩu trang Yến muốn tặng thêm, mà hãy dùng nó để giúp cho các em KT đang không có việc làm hiện nay, nhưng khi chúng tôi nhận và kiểm tra thì Yến cũng đã tặng thêm cho 20% hơn số khẩu trang đã đặt may.

Khi đại dịch hoành hành nước Mỹ, những người bạn ở đây cảm thấy chúng ta cần phải làm điều gì để đóng góp, giúp đất nước này đang đau đớn trong cơn đại dịch, kết quả từ suy nghĩ này là mấy ngàn khẩu trang đã kịp thời gởi đến các bệnh viện New York và New Jersey với sự hỗ trợ đáng kể của Hội Lotus School Foundation, một tổ chức có quan hệ tốt đẹp với VINAHF.

Khi tôi báo tin cho Yến về việc tôi có thể sẽ nhờ “nhà mình” may và gởi gấp hàng ngàn khẩu trang tốt, Yến đã mau mắn, rất sốt sắng trả lời là sẵn sàng để đáp ứng và rất vui khi cả “nhà mình” được chung sức với chúng tôi trong việc cung cấp khẩu trang cho các bệnh viện tại đây. Số khẩu trang đặt thêm lần này và hy vọng sẽ là đợt đặt hàng khẩu trang cuối cùng, để tặng các bạn bè, các hội đoàn, nhất là thân hữu gần xa đã giúp VINAHF nhiều năm qua và bà xã lại muốn có khẩu trang màu hồng “tươi mát” cho các bạn phụ nữ. Với tôi, mỗi lần tôi đeo khẩu trang của “nhà mình” tôi luôn luôn thấy một niềm vui khi nhớ lại lịch sử vì đâu tôi có khẩu trang đeo hôm nay, tôi không ngờ rằng có một ngày cơ sở may của Yến, lại giúp chúng tôi đến nhiều như vậy và thật là “kỳ diệu” của sự liên kết, vận hành của vũ trụ, “circle of life”, những người KT từ một “ổ chuột” ở hẻm Đa Kao, nay đã giúp được cho đất nước Mỹ này những khẩu trang khi họ đang cần nhất.

Có ai ngờ, những giúp đỡ VINAHF chúng ta mang về cho các người tàn tật, bất hạnh ở quê nhà, nay trở nên một nguồn lực để giúp lại nơi đây. Chúng ta quả đều có liên kết với nhau – (We are all interconnected!).

Nếu bạn trong số nhiều người đã, đang hay sẽ sử dụng khẩu trang này của “nhà mình”, thì luôn nhớ rằng khẩu trang này không chỉ bảo vệ cho bạn, mà chính bạn đã thật sự bảo vệ cho nhiều người khuyết tật tại Công ty May mặc Hoàng Tâm và chúng ta cùng chung là một nhân loại, “Tôi cũng là em và em cũng là tôi (TCS)” (we all are one).

Viết trong lúc dịch COVID19 đang hoành hành tại New York & New Jersey.

New Jersey tháng 04 năm 2020.

]]>
https://khiet.vinahf.net/2020/12/29/nhung-thung-khau-trang-an-tinh/feed/ 0 95
Một Thiện Nguyện Viên Tận Tâm Của VINAHF https://khiet.vinahf.net/2020/06/08/mot-thien-nguyen-vien-tan-tam-cua-vinahf/ https://khiet.vinahf.net/2020/06/08/mot-thien-nguyen-vien-tan-tam-cua-vinahf/#respond Mon, 08 Jun 2020 09:00:54 +0000 https://khiet.khuetu.com/?p=102 Continue reading]]> Linh mục Dũng gọi điện thoại sau khi nhắn tin cho tôi biết gia đình anh Tâm được vay vốn 20 triệu để đóng tàu đánh cá, công việc làm ăn đã tốt đẹp và anh đã gởi rất đúng hẹn và đã trả được 15 triệu, nhưng chẳng may mới đây thuyền anh bị chìm, nên có thể anh sẽ không gởi trả được thêm 5 triệu cuối cùng như dự định để hoàn hết vốn vay của VINAHF đã giúp cho gia đình anh.

Khi cho các gia đình vay, VINAHF chấp nhận những rủi ro ngoài sự kiểm soát của họ, và vì anh đã làm ăn tốt và giữ đúng lời hứa cho đến khi bị tai nạn chìm tàu, cho nên tôi nói với Cha là VINAHF có thể cho anh Tâm mượn lại một lần nữa để làm ăn lại.

VINAHF luôn cho những người có ý chí muốn làm ăn cơ hội thứ hai, nhưng sau một lúc suy nghĩ Cha Dũng nói với tôi đây là điều Cha muốn nói nhưng chưa có cơ hội.

Trong lời nói rất từ tốn, chậm rãi Cha nói với tôi Cha muốn “từ chức” vai trò TNV của mình trong CT CVKL mà Cha đã làm rất thành công trong nhiều năm qua tại khu vực Kiên Giang. 

Cha biết điều này sẽ làm tôi “hụt hẫng”, nhưng Cha nói sẵn dịp này Cha muốn nói luôn, lý do là vì Cha sắp về hưu và Cha không biết trong năm tới Cha sẽ đi đâu. 

Nếu Cha tiếp tục cho vay lại gia đình anh này và thêm các gia đình khác vay mới, thì thường phải mất từ 2, 3 năm mới thu hồi lại vốn, mà Cha sẽ không ở đây lâu như vậy, cho nên Cha nói là sau khi các gia đình hoàn vốn, Cha sẽ gởi hết vốn về VINAHF, và sẽ không giúp được VINAHF thêm nữa trong CT này. Cha chưa tìm được người tin cậy để làm thành công CT CVKL này nên chỉ xin giữ lại CT đã gần 15 năm qua là giúp gạo hàng tháng cho người nghèo của BNLV và VINAHF, Cha có người tiếp tục được tốt chương trình Phát Gạo Cho Người Nghèo, còn CT CVKL thì đòi hỏi TNV rất nhiều sự tận tuỵ để có thể làm thành công.

Cha có hỏi thăm đến Hoàng, người bạn đồng hành của tôi. Chuyến nào xuống KG, Hoàng đều đi với tôi, và 15 năm qua Hoàng đại diện VINAHF làm việc với các Cha, nên được Cha Dũng yêu mến. Cha Dũng, Cha Trí, Cha Khuyến,… là những người TNV VINAHF tiên phong trong việc mở rộng tất cả các CT của VINAHF đến các khu vực rất nghèo ở Kiên Lương, Ấp Cờ Trắng, Tà Teng, vùng giáp biên Campuchia với những chuyến đi đáng nhớ.

Vào năm 2011, Hoàng và tôi lần đầu tiên xuống Kiên Giang để gặp cha Trí và cha Dũng trong việc củng cố và mở rộng cái “kiềng” mạng lưới TNV VINAHF sau các chương trình ban đầu đã triển khai với sự cộng tác của các Cha ở Kiên Lương, sau đó được mở rộng đến vùng ấp Cờ Trắng, là vùng rất nghèo nàn ở sát biên giới Campuchia khi Cha Trí chuyển về làm việc tại đây, và rồi Hòn Chông khi Cha Dũng chuyển về đây.

Trong các chuyến đi giúp người nghèo trong các khu vực này, đáng nhớ nhất là chuyến đi cứu trợ ở Tà Teng ở ngay biên giới VN–Campuchia. 

Đó là một chuyến đi giúp người nghèo dọc theo biên giới rải rác các gia đình rất nghèo, Cha Trí vì đau lưng không đi được, nên Cha tìm cho chúng tôi người chỉ đường để tôi và Hoàng theo đó mà đi vào nơi có nhiều người nghèo. 

Theo chỉ dẫn, hai thầy trò với ba lô chứa bao thơ tiền mặt trên xe gắn máy của một “con chiên” của Cha Trí, chúng tôi đi vào vùng biên giới.

Tuy đã được báo trước về con đường dài, khó đi nhưng chúng tôi cũng không biết chúng tôi sẽ đi vào con đường như thế nào. Suốt con đường dài, gập ghềnh và heo hút chúng tôi chứng kiến được cuộc sống vô cùng thiếu thốn, nghèo nàn của người Việt, người Khờ-Me ở dọc biên giới, đáng mừng và may mắn, chúng tôi đã hoàn thành được công việc, trao được hết tất cả số tiền đến các gia đình xứng đáng như dự định, cho dù có lúc trên đường dài heo hút, tôi lo sợ, và nói với Hoàng nếu có ai ra chận mình, dù với bất cứ vũ khí gì thì mình cũng sẽ đưa hết cái ba lô cho họ để trở về an toàn. 

Về đến nơi bình yên và hoàn hồn vì đoạn đường đã đi qua. Thêm một kỷ niệm trong bao nhiêu chuyến đi của tôi và Hoàng. Cũng không quá đáng khi tôi nói Hoàng đã cùng tôi lên non, xuống biển, lên rừng, vượt suối cho công việc VINAHF giúp người nghèo của VINAHF. Chúng tôi đã đi với tất cả phương tiện có thể từ lội bộ, đi xe gắn máy, xe đò giường nằm, xe ôm, máy bay, tàu lửa, thuyền, ghe, cầu khỉ, cầu treo hay cầu phao dây kéo “tự tạo”. 

Mọi TNV VINAHF khi nói chuyện với tôi, luôn hỏi thăm Hoàng, vì Hoàng và tôi là “cặp bài trùng” trên bốn vùng chiến thuật từ các con kênh phía Đông Nam bộ, các đường mòn dọc biên giới Campuchia, lên vùng Tây Nguyên theo dọc biên giới Lào của các con đường Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây, miền Trung ở Đông Giang, Tây Giang (Hòn Kẻm Đá Dừng), hay lên tận đầu nguồn sông Thu Bồn, sông Gianh, ra đến miền Bắc, Sapa, Con Cuông, Lào Cai sát biên giới Trung Quốc. Những chuyến đi đêm bằng tàu lửa, xe đò nằm, những sân ga vắng lặng chỉ có 2 thầy trò, những quán ăn, cà phê lúc 3, 4 giờ sáng.

Lịch sử và sự phát triển của VINAHF cũng là lịch sử của những chuyến đi, sự gắn bó của Hoàng và tôi. VINAHF sẽ không có những chuyến đi xuyên Việt rất thành công nếu không có Hoàng làm việc âm thầm đàng sau cho việc hoạch định các chuyến đi rất chu đáo, có khi đến từng giờ để tối ưu thời gian tôi ở Việt Nam, và thu xếp việc đưa đón cho tôi đi đến nơi về đến chốn. 

 Không có gì yên tâm, và quí hơn khi được làm việc với người tận tụy, trung thành với tôn chỉ và mục đích của Hội, nhất là làm việc với một tấm lòng, phục vụ vô vụ lợi và sẵn sàng hy sinh công sức của mình cho “Đại Nghĩa”. Như trong bài: “Hoạ Hổ Hoạ Bì” thì với Hoàng đúng là: “Ái mạo, ái tài vưu ái chí / Tri nhân tri diện CÁNH tri TÂM.” 

Tất cả mọi CTV, TNV chung sức xây dựng, phục vụ cho VINAHF đều biết và yêu mến Hoàng vì đức tính rất hoà nhã, khiêm cung, nhân ái, và tôi nghĩ Hội VINAHF có Hoàng tận tụy giúp đỡ từ ngày đầu tiên thành lập cho đến nay, đó là một trong những may mắn lớn nhất cho hội VINAHF. 

Tôi biết Hoàng khi cả hai còn “đầu xanh”, lúc Hoàng vừa xuất ngũ, một thanh niên trở về từ cuộc chiến tranh ở Campuchia. Hoàng xin vào làm việc ở Trường SEATIC vừa mới thành lập. Tính tình hiền lành, chân thật của Hoàng làm tôi nhanh chóng chọn Hoàng để làm người giúp đỡ cho tôi. Hoàng thông minh, học vi tính rất nhanh, nhất là khả năng tự học lập trình bằng FoxBase, FoxPro, là những môn tôi dạy ở Trung Tâm SEATC nhưng Hoàng không được theo học tại lớp mà chỉ học qua các bài thực hành. Hoàng nhanh chóng thành cánh tay rất đắc lực giúp cho tôi trong việc in ấn giáo trình, hướng dẫn học viên thực tập các bài học tin học trên máy tính, và việc thi trắc nghiệm đã hoàn toàn tự động hoá qua mạng máy tính từ những năm 90. 

Với biết bao nhiêu thăng trầm, mới đó đã gần 40 năm. Đến nay, tóc tôi đã “muối tiêu” còn Hoàng “tiêu muối”, với gần 20 năm sau này Hoàng đã giúp tôi với một vai trò khác then chốt trong hội VINAHF, và cũng như công việc ngày nào tôi giao cho Hoàng ở TT SEATIC, sự tin cậy Hoàng không hề thay đổi: “Chú làm việc tôi yên tâm”. 

Anh Dũng, anh Mươi, Hoàng là “Kiềng 3 chân” để trên đó VINAHF mở rộng các CT của VINAHF, và nếu cho tôi thêm vào thì là “tứ trụ” của VINAHF, làm việc rất vui vẻ với nhau qua các chuyến đi, kể từ ngày thành lập cho đến nay. Sau gần 20 năm, tuy bây giờ tuổi tác để mọi người khó có những chuyến đi như ngày xưa, nhưng họ vẫn còn là chỗ dựa vững chắc cho các công việc của VINAHF. 

VINAHF sẽ không có ngày hôm nay nếu không có các công thần “Nguyễn Trãi” như Hoàng, anh Dũng, anh Mươi đã đóng góp công sức mình cho Hội.

Hoàng gọi tôi bằng “Thầy”, nên các linh mục cũng gọi tôi là “Thầy”. Có lần ở Kiên Giang buổi sáng tôi nghe đứa trẻ gọi Cha Dũng là “ông nội”, tôi lấy làm lạ vì các LM phải độc thân, hoá ra ở đây các trẻ em đều gọi cha Dũng là “ông nội”, và tôi đi với Cha Dũng và Cha Trí đến các nơi, rất nhiều người cứ tưởng tôi cũng là một linh mục hay cũng là “Thầy 6” qua cách các Cha xưng hô với tôi.

Nếu Hội An, Quảng Nam là cái nôi TNV ở miền Trung để rồi lan rộng ra Bắc đến tận Nghệ An, Tây Bắc,… thì Kiên Lương, Kiên Giang là cái nôi ở miền Nam để mạng lưới VINAHF mở rộng đến Trà Vinh, Cần Thơ, Đồng Tháp, Tiền Giang. “Cái nôi của VINAHF” là nơi có những TNV đầu tiên và thực hiện sớm nhất các chương trình của VINAHF, nhất là các chương trình dài hạn như cấp học bổng cho HS nghèo, chương trình cho vay không lãi giúp người nghèo chống thoát nghèo, chương trình xây nhà cho người nghèo, cứu trợ và giúp người tàn tật, neo đơn.

Khi trở lại Kiên Giang 2011 với sứ mạng của VINAHF, tôi cũng bồi hồi nhớ lại những ngày tôi ở Rạch Sỏi, Rạch Giá, 40 năm trước, để tìm cách vượt biên, vì trước đó Trung em trai tôi đã đi từ đây. 

Sau khi tốt nghiệp ĐH nhưng không được phân công vì lý lịch, tôi đã nhiều lần đến Kiên Giang, có lúc ở lâu vài tuần để lo cho em trai tôi và tôi vượt biên, nhưng tôi chỉ luẩn quẩn và biết một khu vực nhỏ gần nơi “tập kết” để được “taxi” (xuồng nhỏ) đưa ra tàu lớn ở cửa biển và không dám đi ra ngoài đường nhiều. 

Nay, trong chuyến đi lần này tôi được đi khắp nơi, nhất là được hai Cha Dũng & Trí dành thời gian để cho tôi đến những di tích lịch sử. Tôi đi qua con sông nơi hàng trăm ngừời Việt nam đã bị cùng đường và bị thảm sát tại đây, thăm khu mộ của gia tộc Mạc Cửu, và nghe các Cha giải thích về lịch sử của vùng Hà Tiên, thăm Động Chùa Hang, Hòn Phụ Tử và cha Dũng cũng rất chu đáo đưa chúng tôi đến một ngôi Chùa vì biết tôi thực hành đạo Phật.

Chúng tôi luôn luôn được cha Dũng đón tiếp rất chu đáo, tận tình và có những cuộc nói chuyện tâm đắc với nhau, Cha cũng đã từng là một hướng đạo sinh và sau đó tham gia phong trào “Thanh sinh Công”, được biết là Hướng Đạo Công Giáo nên “Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”. Cha Trí rất thích các bài thơ của Ba tôi về đạo lý luân thường và ông nói có dùng thơ Ba tôi trong những bài dạy về đạo đức, sự hiếu thảo và tình nghĩa thuỷ chung của vợ chồng.

Cha Dũng hay mở những chai rượu ngon ở Ý để chiêu đãi, chưa kể các món hải sản của các “con chiên” mang đến để Cha đãi chúng tôi nào tôm, ghẹ tươi, ngon và đều được đảm bảo hoàn toàn không bị “bơm thuốc”, đó là những “phần thưởng” cho đoàn VINAHF chúng tôi mỗi khi đến thăm Cha Dũng. Khi Cha Dũng chuyển đi đến phục vụ ở Hòn Chông, Cha đã mang các CT của VINAHF đến nơi này trong khi VINAHF vẫn tiếp tục các CT ở Kiên Lương với Cha Khuyến nên VINAHF giúp thêm được các người nghèo.

Có lần chúng tôi chụp một tấm hình chung khi ghé thăm cha Khuyến thì nhận ra là sau chỉ gần 10 năm mà ngọn núi xi-măng Hà Tiên nay đã biến mất. Lúc Hoàng và tôi đến KG gặp với cha Dũng, cha Trí thì từ xa đã thấy sừng sững ngọn núi “xi măng” trên biển, mà nay thì nó không còn nữa, đúng là vật đổi sao dời. Tuy ngọn núi đã mất đi, nhưng tấm chân tình của chúng tôi với cha Dũng sẽ vẫn còn mãi mãi, không hề thay đổi.

Hôm nay biết tin Cha sắp về hưu, và chắc sẽ không còn ở KG nữa, tôi mừng là Cha đã hoàn thành sứ mạng mình trong cuộc đời hiến dâng và phục vụ Chúa.

Biết Cha Dũng gần 15 năm qua và làm việc với Cha để giúp các người nghèo trong khu vực, mà Cha đã tận tuỵ với công việc “chăn chiên”, Cha rất xứng đáng để có một cuộc sống hưu trí bình an, hạnh phúc. VINAHF sẽ thiếu đi một TNV tiên phong, tận tuỵ và rất đáng tin cậy để duy trì các CT VINAHF trong khu vực, nhưng thôi cũng đành “Tuỳ Duyên”, không chỉ riêng cha Dũng, một số TNV lão thành của VINAHF đã đến lúc phải “gác kiếm” theo qui luật tự nhiên “Lão Lai Tài Tận”. Tôi chưa biết Cha Dũng sẽ chọn nơi đâu để về hưu, nhưng tin có ngày sẽ gặp lại Cha vì chuyến năm 2019 về VN vừa qua tôi đã không ghé thăm được các Cha ở Kiên Giang như tôi vẫn làm, do VINAHF đã mở rộng thêm nhiều nơi mới mà tôi chưa có dịp đến thăm.

Nhân việc Cha Dũng báo tin gia đình anh Tâm và quyết định của Cha trong việc tham gia CT CVKL, tôi ghi lại bài này với lòng biết ơn của tôi với Cha Dũng trong gần 15 năm qua đã giúp VINAHF chu đáo và tận tuỵ trong vai trò TNV VINAHF. Thay mặt cho BCH VINAHF, xin cám ơn tấm chân tình của Cha Dũng đã dành cho Hội VINHAHF và cho tôi. Hoàng và tôi không quên những chuyến đi cũng các Cha Dũng và các Cha để phục vụ người nghèo ở Kiên Giang, những ngày cứu trợ bà con trong vùng thiên tai, những chuyến đến viếng thăm gia đình các học sinh nghèo được CTHB giúp đỡ, đến thăm các gia đình làm ăn thành công trong CTCVKL, hay đến để chia sẻ niềm sung sướng với các gia đình được VINAHF xây nhà mới, và với những những buổi cơm trưa, cơm chiều thân mật. Tất cả đều là những kỷ niệm đẹp. 

Cũng như Cha, tôi nay đã về hưu, tuổi sống nhiều với quá khứ, và niềm hạnh phúc khi được nhớ lại những kỷ niệm đẹp với các hình ảnh cũ, sống lại “thời hồi đó” với những việc mình đã cùng nhau làm khi mình vẫn còn “thanh mi”. 

Vắng Cha Dũng VINAHF sẽ thu hẹp các CT ở Kiên Giang (bù lại việc mở rộng ở các vùng mới), vài CT VINAHF vẫn còn tiếp tục, nhưng sẽ ít có dịp cho tôi và Hoàng trở lại các nơi như: Hòa Điền, ấp Cờ Trắng, vùng biên giới Tà Teng – Giang Thành, Hòn Chông, Kiên Lương, nên ghi lại đây những kỷ niệm thật đẹp trong lịch sử xây dựng VINAHF với các Cha Dũng, Cha Trí, Cha Khuyến, … là những TNV tiên phong, giúp VINAHF học được rất nhiều trong việc phục vụ tha nhân, phục vụ người nghèo theo tinh thần Bác Ái qua các CT VINAHF triển khai tại đây.

Đúng như đức Daila Lama đã khuyên: “Hãy sống một cuộc sống thật tốt, xứng đáng để khi về già, chúng ta ngồi nhớ lại, thì sẽ thấy sung sướng thêm một lần nữa.” Và đó là niềm sung sướng của tôi mỗi khi nhớ lại các chuyến đi giúp người nghèo ở Kiên Giang với Cha Dũng khi mình có cơ hội và sức khoẻ. Với những niềm vui, hạnh phúc này trong tuổi về hưu, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các Cha Dũng và các Cha ở Kiên Giang đã giúp cho tôi và Hoàng có nhiều niềm vui, những kỷ niệm thật đẹp, mà tôi sẽ không bao giờ quên.

Cầu chúc Cha Dũng luôn luôn Bình An, Hạnh Phúc trong một giai đoạn mới của cuộc đời, và rất mong sẽ gặp lại Cha ở một nơi nào đó để cùng nhắc nhau chuyện “hồi đó ở Kiên Giang”.

]]>
https://khiet.vinahf.net/2020/06/08/mot-thien-nguyen-vien-tan-tam-cua-vinahf/feed/ 0 102
VINAHF Micro Finance https://khiet.vinahf.net/2017/10/29/vinahf-micro-finance/ https://khiet.vinahf.net/2017/10/29/vinahf-micro-finance/#respond Sun, 29 Oct 2017 08:58:09 +0000 https://khiet.khuetu.com/?p=91 Continue reading]]> Từ ngày tình cờ biết được câu chuyện cho vay nặng lãi hiện đang xảy ra cho những người nghèo, tôi có viết một bài vào năm 2010 đăng trên trang web của VINAHF. Từ câu chuyện đó, tôi hay nghĩ làm sao để giúp được những người “buôn gánh bán bưng” như người phụ nữ nghèo trong bài viết để nuôi con, dần dần với “nhất thiết duy tâm tạo”, ý định này thành một động cơ, rồi một quyết tâm để VINAHF thử nghiệm chương trình “Cho Người Nghèo Vay Vốn Không Lãi” (CVKL, tiếng Anh là Micro finance) để giúp họ làm ăn, chống nghèo trong khả năng rất hạn chế của VINAHF. Khi trao đổi với ban chấp hành (BCH), các bạn có những quan ngại và sự dè dặt về chương trình CVKL, trên lý thuyết hấp dẫn nhưng dễ bị thất bại vì quá khó khăn để thực hiện, nhất là khi BCH đặt ra nhiều câu hỏi mà không có câu trả lời, chưa kể ngân sách VINAHF không chắc đảm bảo cho các chương trình hiện có, tìm đâu ra ngân sách cho một chương trình mới “phiêu lưu” này! Với tôi, sự e ngại chính đáng là “Déjà vu” như khi BCH nghĩ đến việc thực hiện chương trình học bổng với cam kết giúp dài hạn các học sinh học đến tốt nghiệp đại học. Tuy nhiên, mỗi khi thấy tương lai là một câu hỏi lớn vì ngại ngùng, tôi nhớ đến bài hát Hướng Đạo của Nguyễn Đức Quang:

“Làm việc đi không lo khen chê. Làm việc đi hãy say và mê.
Cứ bắt tay từ từ chúng ta giải quyết. Mình chậm chân theo sau người ta. 

Còn ngồi đây nghĩ lo viễn vông. Thắc mắc ngại ngùng đến lúc nào mới làm xong…”

Thế là Ban chấp hành VINAHF đã cùng tôi vào cuộc với chương trình CVKL này. Giống như các chương trình giúp người nghèo khác của VINAHF, tôi đã chọn Quảng Nam – cái nôi của VINAHF – để thử nghiệm cho ý tưởng mới (concept proving) về dự án Micro finance, bởi vì tôi biết nơi đây có những sáng lập viên VINAHF, các thiện nguyện viên, những người bạn chân tình, thẳng thắn, trung thực qua bao nhiêu năm giúp người nghèo, cùng tôi xây dựng VINAHF và họ đã chứng tỏ tính kiên trì, nhẫn nại, làm tất cả những gì có thể để giúp cho VINAHF, cho người nghèo với cái tinh thần chịu khó vì việc nghĩa và chương trình đã thử nghiệm tại đây với hai kiện tướng chủ chốt của VINAHF là anh Phạm Văn Dũng, anh Nguyễn Mươi. Tôi ở Mỹ về gom góp số tiền cho dự án và anh Phan Phạm Hoàng ở Sài Gòn cùng tôi đến Quảng Nam, chung sức bắt đầu kế hoạch, chúng tôi đến thăm các gia đình đầu tiên nhận tiền vay không lãi tại Quảng Nam để mở màn chương trình CVKL của VINAHF. Ngày chia tay các anh về lại Hoa Kỳ, tôi để lại các anh vài ngàn và mong các anh giúp VINAHF, giúp tôi trong một sứ mạng khó khăn này với sự tin tưởng: “Chú làm việc tôi yên tâm!

Đây là một giai đoạn thử thách nhất cho dự án CVKL, rất nhiều email qua lại, nhiều đêm nói chuyện với nhau và chúng tôi đang chờ đợi kết quả từ các gia đình cho vay ở Quảng Nam để có câu trả lời cho nhiều câu hỏi khó như: Làm sao để chọn đúng được gia đình cần vay? Tiêu chuẩn gì để chọn? Số tiền cho vay bao nhiêu là hợp lý? Ai quyết định sự hợp lý của thời gian trả vốn? Cho họ vay nếu họ không trả thì làm gì được? Có gì bảo đảm họ sẽ trả lại tiền vay? Thời gian trả và thu hồi vốn như thế nào?Ai sẽ đi thu hồi vốn? Ai sẽ là người chịu trách nhiệm khi việc kinh doanh bị thất bại? Mất vốn?

Đa số các gia đình vay là để chăn nuôi, trồng trọt mà vùng đất Quảng Nam thường xuyên bị mưa lũ, súc vật nuôi bị nước cuốn trôi hay bệnh hoạn, mùa màng thì dựa vào thời tiết, cho vay với nhiều rủi ro mà không có gì bảo đảm, mà cho dù thành công nếu họ không trả vốn thì VINAHF có thể làm được gì?

Đây cũng là các câu hỏi BCH VINAHF đã đặt ra mà câu trả lời chung là “mình không biết” và trông chờ vào việc “vừa học vừa làm”, cứ bắt tay từ từ chúng ta giải quyết. Giống như việc thử nghiệm các dự án trước, như Chương Trình Học Bổng, hay CT Xây Nhà Cho Người Nghèo, tôi chờ câu trả lời của các TNV ở Quảng Nam từ hiện trường chớ không phải luôn tin từ cái “lý luận màu xám” cho cái “cây đời mãi mãi xanh tươi”. Tôi cầu nguyện cho dự án micro-finance “phiêu lưu” mà tôi đã đặt tin tưởng vào các sự chân thật, nhân phẩm của người nghèo, tôi luôn tin vào tính lương thiện vốn có trong mỗi con người. VINAHF luôn cố gắng khơi dậy những phẩm chất tốt nhất vốn có trong mỗi người.

Hơn nữa, bao nhiêu năm làm việc cho VINAHF đã cho tôi niềm tin vào những người nghèo, người bất hạnh, họ “tàn” nhưng không “phế” khi cho họ cơ hội, với người nghèo, cho dù có nghèo về vật chất, thiếu thốn nhưng họ không hề nghèo về tính chân thật, lòng tự trọng và sẽ không “bất tín” với niềm tin mà ai đó đã tin vào họ. VINAHF đặt mọi nguồn lực cho dự án CVKL này vào chính lòng tin ở người nghèo. Tôi có thể mơ mộng nhưng công việc xứng đáng để thử nghiệm. (You may say I’m a dreamer but I’m not the only one. Imagine – The Beatles).

Con đường VINAHF đã đi qua không dễ dàng, nhưng rất vui với tình đồng đội, với lòng tin, sự tôn trọng lẫn nhau, sự làm việc tận tuỵ, kiên trì, kiên nhẫn, thẳng thắn với tính “QN hay cãi” và nhờ sự hy sinh của các thiện nguyện viên, việc thử nghiệm cho 10 gia đình ở Quảng Nam đã thành công với kết quả thuyết phục để Ban chấp hành VINAHF quyết định đưa chương trình CVKL này – VINAHF Microfinance Project – trở thành một mục tiêu chiến lược, dài hạn và VINAHF đủ tự tin để sẵn sàng để khai triển cho các nơi khác. VINAHF từ từ bắt đầu mở rộng đến Cam Ranh, Kiên Giang rồi đến Hà Tĩnh và dần dần đến Đồng Tháp, Phụng Hiệp, Tây Nguyên, Tiền Giang, Quảng Trị, Quảng Bình, Nghệ An với những khó khăn mới, thử thách riêng của mỗi vùng.

Cũng như trên 60 câu chuyện chiến đấu và thành công của trên 60 học sinh tốt nghiệp ĐH/CĐ từ chương trình học bổng VINAHF, đàng sau 80 gia đình cho vay cũng có những câu chuyện gay cấn, khó xử với những quyết định khó khăn để tối ưu và công bình cho mọi gia đình nghèo ở khắp các nơi với nguồn vốn quá hạn hẹp hiện có của VINAHF để cho vay các gia đình.

Số tiền cho vay các gia đình ít nhất từ 5 triệu cho đến nhiều nhất là 30 triệu. Các gia đình vay 5 triệu phần lớn là giúp cho họ có tiền mua phân bón sau thiên tai, hay để mua bán rất nhỏ, như xe bán hàng lưu động với khả năng chỉ làm được đến đó của người vay. Phần lớn các khoản vay VINAHF là 15 triệu và VINAHF có điều chỉnh theo thời giá mức giới hạn vốn vay, chỉ có một trường hợp 30 triệu với kết quả có hậu để viết lại ở đây.

Đó là đơn xin vay vốn của gia đình ông Quận ở Ba Hòn, Kiên Giang được Linh mục Phạm Văn Dũng giới thiệu, LM Dũng là một TNV uy tín của VINAHF ở Kiên Giang đã giúp VINAHF thành công với các dự án giúp người nghèo trên 10 năm qua. Gia đình này xin vay 15 triệu, vì họ có mảnh đất nhỏ có thể canh tác nhưng ở đây không có nước tưới tiêu cho trồng trọt, họ là những nông dân biết canh tác, quí “tất đất tất vàng” nhưng đành phải bỏ phí nó bao nhiêu năm, trừ khi có “phép lạ” mang nước ngọt đến đây và cách duy nhất là khoan giếng với dự tính khoảng 15 triệu đồng.

Nguyện vọng của gia đình ông Quận nhanh chóng được chấp thuận, nhưng một thời gian sau, LM Dũng gửi email cho tôi biết ông Quận đã mang số tiền trả lại, vì không làm được. Tôi ngạc nhiên vì đây là lần đầu tiên VINAHF giúp vốn mà gia đình trả lại, với các gia đình nghèo, số tiền 15 triệu là một số tiền lớn, tại sao ông trả lại?

Qua lại vài email tôi biết với lòng thành thật, ông Quận trả lại vì không muốn phụ lòng tin mà VINAHF đã đặt vào gia đình ông qua số tiền lớn mà ông mong ước được vay. Hoá ra là khi ông đã có tiền từ VINAHF và gọi các người thợ đến để khoan giếng như họ đã ước tính 15 triệu (để ông có con số đúng tiền mượn VINAHF). Sau khi đào thử, họ nói đất nơi ông có quá nhiều tầng đá cứng, quá khó để đào giếng được, phải đào thật sâu xuyên qua đá mới có thể có nước, mà vẫn không chắc là nước ngọt hay nước chua, nếu chua thì vô ích vì không tưới tiêu được, chưa hết số tiền để đào giếng nay không phải là 15 triệu, mà là gấp đôi 30 triệu.

Vì thế, ông Quận ngậm ngùi với niềm hy vọng tắt nhanh cho việc trồng trọt trên mảnh đất duy nhất mà gia đình có được và ông đành trả lại số tiền này để giữ chữ TÍN của mình.

VINAHF chưa hề cho gia đình nào vay số tiền lớn đến 30 triệu, với số tiền này VINAHF có thể cho 2, 3 gia đình với kế hoạch làm ăn ít rủi ro như việc đào giếng này. “Có cho vay hay không cho?” Ngân sách là quan trọng nhưng VINAHF vẫn giúp người nghèo không chỉ qua con số, mà giúp một con người, giúp một gia đình. Với nhiều email và tin nhắn (text messages) qua lại với Cha Dũng, tôi suy nghĩ và xin LM Dũng có một cuộc họp qua điện thoại với ông Quận, tôi và cha Dũng. Đêm đó, Cha Dũng, ông Quận ở tại nhà thờ Hòn Chông nói chuyện qua điện thoại với tôi.

Tôi lắng nghe ông Quận và giải thích với ông Quận về quan điểm VINAHF với tất cả sự tôn trọng, buổi nói chuyện khá lâu để giúp ông Quận quyết định, nhưng chính ông cũng không biết phải làm gì, ký mượn số tiền lớn 30 triệu (khoảng $1,500 đô la) nếu đào lên mà không có nước ngọt thì làm sao ông trả được nợ? Linh mục Dũng cũng không biết làm sao, tôi không dám hứa vì VINAHF có qui định rõ ràng về mức tối đa 20 triệu mà mọi đơn đều phải tuân theo. Khi tôi hỏi ông Quận, nếu bỏ qua cái sợ của việc mang nợ 30 triệu, hay sợ không có nước ngọt, thì nguyện vọng ông là thế nào? Trong cái giọng chất phác, chân thành của người nông dân nghèo, ông cho tôi biết ông muốn cho một cơ hội để được trồng trọt trên mảnh đất nhỏ của gia đình mình, nghĩa là ông mong được một cơ hội để thử thời vận. May mắn đường truyền hôm đó rất tốt, tôi nghe rõ và hiểu được tâm tư của người nông dân này, với niềm hy vọng tìm mạch sống trên mảnh đất nhỏ này để không phải đi làm thuê, họ muốn tự canh tác chớ không muốn làm người tá điền, mà cái nghèo đã không làm ước mơ ông được thành hiện thực. Sau cuộc nói chuyện, tôi đã quyết định, đêm đó, trước khi đi ngủ tôi thắp hương bàn thờ Phật và Ba tôi, như vẫn hay làm khi tôi đắn đo cho một quyết định nào đó.

Tôi quyết định sẽ chấp nhận rủi ro, thuyết phục cô Julia Triệu người phụ trách CT CVKL và BCH “đặc cách” cho gia đình ông Quận một ngoại lệ cho dù nhiều “rủi ro”. BCH VINAHF đã đồng ý và ủng hộ cho quyết định, chấp nhận rủi ro được để giúp gia đình người nông dân này một cơ hội, cho dù quyết định thiếu logic về mặt ngân sách, nhất là lúc VINAHF vẫn còn cần chứng minh sự thành công, hiệu quả của việc cho vay.

Sau đó Hoàng gởi thêm 15 triệu đến cha Dũng để đưa cho ông Quận, tôi cầu nguyện cho gia đình ông và chờ đợi. Cho đến một hôm, tôi nhận được email của LM Dũng báo tin cho tôi biết là giếng mà ông Quận muốn đào, phải xuyên qua đá cứng, sâu đến 45 mét và đã có nước ngọt, gia đình ông Quận mừng quá. Đọc thư LM Dũng, tôi hình dung gia đình ông Quận sung sướng với nguồn nước ngọt phun lên, như mạch sống từ đây cho gia đình ông. Tôi ngồi trong phòng làm việc và cũng mừng muốn rơi nước mắt cho sự may mắn đã đến với gia đình ông Quận. Sau đó LM Dũng đã gửi thêm vài hình ảnh về nguồn nước ngọt trong lành, từ sâu trong lòng đất, LM cho biết thêm, không chỉ cho tưới cây mà có thể uống được nữa!

Trong chuyến đi từ thiện xuyên Việt tháng 12/2017, khi đến Kiên Giang, đoàn VINAHF có ghé thăm gia đình ông Quận và chúng tôi đã gặp nhau. Cả đoàn VINAHF thật sự vui mừng khi thấy mảnh “vườn rau xanh ngát một màu” của gia đình ông Quận và khi vợ ông Quận ôm chặt tôi cám ơn với nhiều xúc động chân thật dâng trào từ “bà mẹ quê” này, đó là cảm giác sẽ lưu lại mãi để tôi thấy bao nhiêu công sức của nhiều người đóng góp cho VINAHF, đặc biệt là cho CTCVKL đã được đền bù xứng đáng, mà tôi quá may mắn được đại diện để sống trong những giây phút hạnh phúc cùng gia đình người nông dân này.

Hôm nay, tôi nhận được email của Julia Triệu, báo cho biết về kết quả thêm 7 gia đình nữa chỉ trong quí 1/2018 từ các nơi khác ngoài cái nôi Quảng Nam, đó là Nghệ Tĩnh, Tiền Giang, Đồng Tháp, Tây Nguyên, cho thấy CT CVKL đã lớn mạnh, vươn ra khỏi cái nôi ban đầu ở Quảng Nam và đem kết quả áp dụng các nơi khác.

Tôi viết bài này với lòng biết ơn đến những người bạn đồng hành, trung kiên, những người thân yêu trong gia đình, các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm, các thiện nguyện viên đã âm thầm làm việc đàng sau, mọi người đã đặt tin tưởng như “kiềng ba chân” vào VINAHF để giúp cơ hội đổi đời cho những người nghèo và VINAHF sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm của mình với bất cứ ai muốn làm Micro finance. Nhờ VINAHF tôi đã sống được những giây phút, mà mỗi khi nhớ lại trong lòng tôi luôn tràn ngập niềm vui sướng, biết ơn và mãn nguyện.

Với niềm vui từ một email và biết ơn đời với bao nhiêu “trùng trùng duyên khởi”, thuận duyên hoà với chướng duyên, trợ duyên kỳ lạ, để có được VINAHF hôm nay, nhất là khi nhớ lại từ bài viết năm nào với một suy nghĩ, ước mơ vu vơ về Micro finance mà hôm nay chỉ còn hơn một năm nữa VINAHF sẽ đạt hay sẽ vượt con số một trăm gia đình nghèo sẽ được cho vay vốn chống và thoát nghèo, với số tiền cho vay gấp cả hơn ngàn lần so với câu chuyện viết cách đây 8 năm “…Làm việc đi hăng say và mê, cứ bắt tay từ từ chúng ta giải quyết…Thắc mắc ngại ngùng đến lúc nào mới làm xong”.

Mùa Đông New Jersey sắp qua, một buối sáng cuối tuần cuối Đông “sương trắng nắng tràn” với niềm tin một mùa Xuân nữa sẽ đến với VINAHF, với chương trình Cho Vay Không Lãi để mang niềm hy vọng đến những người nghèo như gia đình người nông dân nghèo ở Hòn Chông, Kiên Giang – ông Quận.

]]>
https://khiet.vinahf.net/2017/10/29/vinahf-micro-finance/feed/ 0 91
Người Bán Dưa Cải https://khiet.vinahf.net/2010/08/01/nguoi-ban-dua-cai/ https://khiet.vinahf.net/2010/08/01/nguoi-ban-dua-cai/#respond Sun, 01 Aug 2010 08:57:37 +0000 https://khiet.khuetu.com/?p=88 Continue reading]]> Trong những chuyến cứu trợ bão, lũ, lụt, chúng tôi thường gặp các gia đình nhà cửa bị sập, và sống trong tình cảnh bi đát thật đáng thương, con cái, cha mẹ sống trong căn nhà dột nát khắp nơi, thậm chí xiêu vẹo, không an toàn nhưng họ không còn cách nào khác, và đang rất cần sự giúp đỡ. Các trường hợp đó, chúng tôi xin chương trình Viên Gạch Nhân Ái của Lửa Việt giúp họ và Lửa Việt đã từng giúp cho các gia đình này. 

Hôm nay, chúng tôi trở lại căn nhà được chọn để xin Lửa Việt giúp, chỉ gặp mấy cháu ở nhà, cha mẹ đều đi làm ngoài đồng, các cháu biết mục đích của việc viếng thăm nên lễ phép nói chúng tôi ngồi đợi để đi gọi cha mẹ về. 

Tôi không để ý có một phụ nữ đứng bên hiên nhà lắng nghe các trao đổi ngắn ngủi của chúng tôi, bỗng chị mạnh dạn tiến đến tôi và nói: “Chú ơi, nhà tôi cũng nghèo lắm, chú giúp cho tôi!” Tôi thấy chị không có vẻ gì tiều tụy mà còn “mập mạp” nhưng nhìn cặp mắt chị có vẻ van xin nên tôi hỏi: “Chị làm nghề gì? Mà nghèo như thế nào?” Chị nói: “Cậu tới nhà tôi, gần đây thôi.” Tôi hỏi tiếp: “Chị có mấy đứa con?” Chị nói: “Chồng chết rồi, có một đứa con, tôi làm hoài mà nuôi không nổi”, “Chớ hiện chị làm nghề gì?” Chị đáp: “Tôi có gánh dưa cải và mua các thứ ra chợ bán lại” – “Chị mua gì bán lại?” – “Tôi đi đến nhà mua trứng gà, trứng vịt và làm dưa cải, bán rau.” Tôi để ý thấy mấy cái trứng gói trong bao ni lông màu vàng chị đang cầm trên tay. “Vậy một ngày chị kiếm được bao nhiêu?” “Mỗi ngày tôi bán được từ 20.000 đến 30.000 đồng, mà tôi phải trả nợ hết 20.000 đồng”, tôi thắc mắc: “Chị trả nợ một ngày 20.000 cho ai? – Cho chủ nợ phía xóm trên đó!” Tôi hỏi tiếp “Chị mượn họ bao nhiêu và trả bao lâu mới hết.” Chị nói: “Dạ, 500.000 đồng và phải trả đúng 20.000 đồng một ngày không được trễ, ngày nào cũng phải trả. 

Tôi nghĩ trong đầu 20.000 đồng/ngày thì 600.000 đồng một tháng và như vậy thì chỉ một tháng thì chị sẽ trả hết nợ, nên tôi nói: “Như vậy thì chỉ trả xong hết trong một tháng thì tốt quá rồi.

Đâu có chú, tháng sau tôi phải mượn lại, trả đủ 600.000 đồng tôi mới mượn lại được 500.000 khác.” Tôi không hiểu: “Chị trả hết nợ rồi sau đó mượn lại tiếp?” Chị giải thích và tôi mới hiểu, thì ra vì không có vốn chị phải mượn 500.000 đồng một tháng và phải trả lại 600.000 đồng một tháng, nghĩa là lãi 20% một tháng, do đó hàng ngày chị phải góp 20 ngàn đồng cho chủ nợ, nhưng không phải là số tiền chị kiếm được mà trong 20 ngàn “doanh thu” hàng ngày, chỉ có một phần nhỏ là tiền lời do việc buôn bán, nhưng phần lớn là do chị lấy từ cái vốn nợ ra trả lại, do đó đến cuối tháng thì tiền cũng vơi đi và hết sạch, để có thể có vốn chị lại đáo nợ và cứ như thế từ năm này sang năm khác, chị không thoát được. 

Cho nên với lãi suất “cắt cổ” 20% mỗi tháng chị làm ra bao nhiêu cũng chỉ đủ để trả cho chủ nợ, với cái gánh dưa cải và mấy cái trứng gà, vịt mà chị phải trả lãi 20% một tháng thì còn gì đâu mà nuôi sống gia đình, và để chị nuôi con.

Tôi nhớ lại chuyện phong kiến thời xưa, tôi thầm nghĩ cho vay giúp vốn cho người ta làm ăn thì với lãi vừa phải thì được, chớ cho vay 20% một tháng với các người nghèo này thì là “đoản hậu”, ăn lời “cắt cổ” như vậy, còn hơn là câu chuyện “Cái cân thủy ngân.” Đúng là họ đang “hút máu” của những người buôn gánh bán bưng, cái nghèo triền miên sau mấy chục năm “giải phóng” lại sản sinh ra một tầng lớp những người cho vay nặng lãi, góp phần vào việc bần cùng hóa xã hội. 

Tôi đang suy nghĩ, chị nói thêm: “Làm hoài mà chẳng có lúc nào trả được nợ chú ơi! May mà không có bịnh hoạn.” Tôi nhìn chị và hỏi: “Vậy bây giờ chị còn thiếu họ bao nhiêu?” “Tôi mới mượn lại hôm qua 500.000 đồng”. Tôi nói: “Nếu bây giờ chúng tôi giúp chị 500.000 đồng là chị thoát hết nợ, chị sẽ để dành được và mua được nhiều đồ để bán, là chị không phải lo và đỡ cực phải không?” Chị không đáp, chỉ cười nhẹ. Tôi suy nghĩ và đưa mắt nhìn qua người bạn thiện nguyện đi cùng – anh Thọ – rất rành địa phương này, anh bạn nháy mắt ý muốn nói tôi nên cẩn thận. Tôi hiểu ý, vừa lúc đó thì vợ chồng người nông dân cũng vừa về tới để chúng tôi lấy thông tin điền vào mẫu đơn xin xây nhà của Lửa Việt. Chị vẫn còn đứng đó chờ đợi.

 Xong việc giấy tờ cho đơn xin, tôi hỏi hai vợ chồng này về chị “Nhà chị này có nghèo không?” Hai vợ chồng gật đầu và cũng xác nhận là chị đến để mua mấy cái trứng gà trong nhà. Tuy tôi biết anh Thọ muốn có thì giờ thêm vì mỗi khi giúp ai, các anh đều phải đi xác minh tận nhà, nhưng chúng tôi còn phải đi các nơi khác. Tôi nghĩ chị thành thật, lại thêm đã được xác nhận qua hai người chủ nhà, và về việc mua trứng như chị kể, nên tôi tin. Tôi mời chị ngồi xuống và nói với chị: “Bây giờ tôi tin câu chuyện chị kể, thay mặt cho nhóm, tôi giúp chị 500.000 đồng này để chị thoát cái nợ, chị có vốn nuôi con chị.” Tôi rút trong số tiền ra đưa chị, chị sửng sốt và không dấu được sự xúc động, chị có vẻ như nghẹn lời, nên tôi nhanh chóng nói đùa để chị qua cái cảnh xúc động này “vài năm nữa tôi đến thì ghé nhà chị để chị đãi ăn nghe, lúc đó là chị giàu đó, hết nghèo. 

Chị cười và nói cám ơn. Chúng tôi vội vã ra đi và cũng không biết tên của chị. Lên xe Thọ nói: “Ông làm lẹ quá để tôi đến nhà xem cái đã.” 

Tối hôm đó, chúng tôi tập trung lại nhà anh Dũng để kể lại những chuyện trong ngày vì Dũng bệnh phải nằm nhà nhưng rất muốn nghe những chuyện đã làm xem có đúng như ý anh hoạch định không. Anh Thọ nói sơ lại sự việc chị bán dưa cải đó và nói: “Đi với ông Khiết là dễ vỡ kế hoạch lắm, ổng như Cẩm (vợ Thọ) hay lạt lòng.Cái chỗ đó có biết bao nhiêu người như vậy, giúp sao cho hết!” Tôi không phủ nhận cái quyết định “tùy tiện” của mình, và hiểu do khả năng tài chánh rất hạn chế cho nên các bạn phải cân nhắc rất kỹ trước khi giúp ai, cho thật đúng người, nhưng tôi cũng thành thật nói suy nghĩ của mình: “Chắc chắn là còn nhiều người khó khăn hơn, nhưng không biết chị này có duyên gì mà lại đến mua trứng lúc mình đến đó, gặp tụi mình, hơn nữa tôi chấp nhận thà tôi giúp lầm hơn là tôi mất một cơ hội giúp cho chị nuôi con.”

Anh Dũng cười nói: “Không lầm đâu, giúp chuyện đó cũng được, nhưng cái vùng Cẩm Kim đó thì thiếu chi người như vậy, bao nhiêu nông dân cũng chịu vậy để có tiền mua giống, mua phân, nhất là sau cái bão lụt này thì…”, Dũng kèm theo tiếng thở dài, xót xa cho tình cảnh “vay nóng” của người nghèo. Tôi nay mới biết chớ với các bạn thì không có gì lạ. Đó là cuộc sống của những người dân nghèo, nợ lãi suất cao là một phần của cuộc đời họ và chúng tôi đổi qua bàn chuyện khác. 

Đó chỉ là một câu chuyện bên lề về “chị bán dưa cải” trong chuyến đi của tôi nhưng câu chuyện vẫn làm tôi băn khoăn về tình cảnh của bao nhiêu người phải sống triền miên trong cái nợ, không dứt ra, chớ đừng nói là thoát được cái nghèo.

Tôi có nghe nói đã có những cố gắng về chương trình micro-finance cho Việt Nam, tôi viết một câu chuyện bên lề với mong muốn các chương trình này sớm mở rộng và triển khai đến các vùng nông thôn xa xôi, để giúp các người như chị bán dưa cải này. 

Như câu chuyện tôi đã chứng kiến, số tiền 500.000 đồng chỉ tương đương khoảng $30 đô la Mỹ, tuy nó không giúp cho gia đình chị thoát được cái nghèo nhưng có thể giúp chị ra khỏi cái vòng nợ trói buộc gia đình chị năm này qua tháng nọ, nhất là phải sống trong nỗi lo triền miên vì biến cố bất ngờ xảy ra, hay chị đau ốm, chị sẽ không trả được nợ, nỗi lo không nuôi được con. Như anh Dũng & Thọ nói, còn biết bao nhiêu người khác ở đó, cả những nông dân suốt đời làm lụng, tay lấm chân bùn, mà không thoát nợ. 

Người nghèo ở thôn Cẩm Kim là một tiêu biểu của người nghèo ở nông thôn Việt Nam, họ đang bị bóc lột, bần cùng hoá và phải sống trong nợ nần triền miên chỉ vì thiếu vốn để làm ăn.

Mong rằng những ai đang tham gia công việc micro-finance, những người đang đốt một ngọn nến trong cái tối đen mờ mịt của cảnh nghèo, sẽ vươn đến được vô số những người như chị bán dưa cải này, để giúp họ “một cái cần câu” nhưng có khi không chỉ là cái cần câu cho họ có cá cho gia đình, để nuôi con, mà những vốn (micro-loans) có thể là cái phao cấp cứu trước khi họ bị nhận chìm trong cái dòng sông nghèo khổ.

Cẩm Kim – Hội An 2009.

]]>
https://khiet.vinahf.net/2010/08/01/nguoi-ban-dua-cai/feed/ 0 88
Người Bạn VINAHF Chung Thuỷ https://khiet.vinahf.net/2009/06/19/nguoi-ban-vinahf-chung-thuy/ https://khiet.vinahf.net/2009/06/19/nguoi-ban-vinahf-chung-thuy/#respond Fri, 19 Jun 2009 08:54:59 +0000 https://khiet.khuetu.com/?p=76 Continue reading]]> Người Bạn VINAHF Chung Thuỷ
Năm 2008, tôi và anh Phạm Văn Dũng trong một chuyến đi cứu trợ Quế Sơn, miền núi Quảng Nam.

Từ ngày ở Việt Nam về, tôi định sẽ viết gì đó về người bạn cũ thời trung học – Phạm văn Dũng – và thỉnh thoảng có nhận email về các hình ảnh công việc của anh, nó cứ nhắc lại ý định này, nhưng chưa bao giờ đặt bút để viết cho dù luôn có nhiều suy nghĩ về anh. Hôm nay lại được một email nữa, không phải từ anh mà từ một học sinh – Lương Một – đúng hơn, em là sinh viên, em đang học năm cuối cùng, năm thứ năm tại Đại học Đà Nẵng để trở thành một kỹ sư công chánh (civil engineer).

Cháu Một lớn lên trong trại mồ côi, không còn ai thân thuộc ngoài bà ngoại già làm nông ở Quế Sơn, nhưng đã cố gắng học xong trung học. Cho dù gia đình sẽ không đài thọ nỗi việc em học đại học, em Một vẫn thi và đã đậu vào Đại học Đà Nẵng. May mắn, Một gặp được “chú Dũng” và số phận đã mĩm cười với em, nhờ “chú Dũng” ước mơ theo học đại học của em đang trở thành hiện thực.

Email của Một viết cho tôi hôm nay ngắn gọn, cho biết nhờ sự giúp đỡ từ hai người hảo tâm ở Úc – chú Hoàng Trung và cô Thanh Tuyết – đã chu đáo dùng quen biết riêng gởi gấm, em đã nhận được vào làm tập sự (thực tập) cho một công ty xây dựng tại Đà Nẵng, giúp một sinh viên nghèo, không “gốc gác“, có cơ hội kiếm được việc khi ra trường sang năm và trong email em báo tin chú Dũng đã đến trao cho học bổng của người bảo trợ cho năm cuối, em viết nhìn “chú Dũng vội vàng ra đi trong cảnh trời mưa, hai bà cháu con rất cảm động.

Chú Dũng vừa lặn lội đến để giao tiền học bổng cho kịp, rồi vội vã đến nơi khác để giúp những người khác. Một viết câu kết là cháu “sẽ ghi nhớ hình ảnh này để mai sau sẽ cùng VINAHF tiếp tục công việc mà chú Dũng đã làm cho cháu.”

Đọc email của em tôi xúc động vì lời lẽ chân thật của Một. Khi có dịp tôi luôn đến thăm gia đình các học sinh đang nhận được học bổng của VINAHF, nên tôi đã lần theo Dũng đến thăm ngoại của em Một, tại xã Quế Xuân, huyện Quế Sơn, trong vùng núi của Quảng Nam. Thời chiến tranh, Quế Sơn là một trọng điểm ngay trên đường mòn HCM trên Trường Sơn, là nơi có những trận đánh khốc liệt vì sát biên giới Lào-Việt và rất nhiều chất độc da cam đổ xuống khu vực này.

Chuyến đi của chúng tôi vào ngày khô ráo, nên tôi có thể hình dung được cảnh lầy lội mà anh Dũng đã phải đi qua trong cảnh mưa dầm. Với cảm xúc từ email của Một, tôi có cảm hứng viết bài này và nhớ lại chuyện xưa.

Trong một chuyến đi lên Quế Sơn giúp người nghèo.

Tôi trở lại Việt Nam vào năm 2002, lúc đang đi dạo phố với con gái nhỏ của tôi ở Hội an, tình cờ gặp anh vì anh lại tiếp tục ở chính căn nhà, làm cái nghề cũ của cha mình mấy chục năm về trước. Anh ngưng làm và sau vài câu thăm hỏi, anh nói sẽ cho tôi xem một cái mà tôi có thể sẽ thích thú, anh bước ra sau nhà, tôi phân vân trong khi cùng con gái ngồi đợi, sau đó anh mang ra một cuốn sổ đã bạc màu, cũ kỹ và khi mở ra tôi thật sự ngạc nhiên thích thú.

Lúc đó là năm lớp 7, lớp 8 ở Trường Trung học Trần Quí Cáp (năm 69, 70) anh là người giữ sổ để theo dõi điểm tốt, điểm xấu của cả lớp và lật ra từng trang cho tôi và con tôi xem, tôi lướt nhanh qua danh sách các bạn học năm đó, chỉ nhớ được hơn phân nửa. Nhiều đứa chết trong chiến tranh, đi lính tử trận, bị mìn, bị pháo kích, có đứa chết ở trại cải tạo, đứa chết trôi, chết vì tai nạn lao động, có đứa “nó tự nhiên mất biệt“, “nó chắc chết ở Miên“, “chết ở biên giới phía Tây“, “thằng này giờ khá lắm ở Sài gòn“, “nó là công an, hồi đó nằm vùng đó mi!“, “thằng này giờ làm nông, cực lắm“, … Anh giúp tôi nhớ lại phần lớn các bạn còn lại, đứa còn đứa mất. Anh cũng không quên giải thích cho con gái tôi hiểu các dấu cộng màu đỏ là “điểm tốt“, dấu trừ màu xanh là “điểm xấu“. Tôi nhìn xuống vẫn còn nhớ các đối thủ của tôi, bật nổi với các hàng dấu cộng đỏ dài sau các tên Nguyễn Công Tâm, Nguyễn Minh Trung, Nguyễn Đức An, Lê Nho Tứ.

Trước ngày rời Hội An, tôi có một buổi gặp vài bạn học cũ TQC tại một quán cà phê. Chuyện phím dẫn đến một việc tôi vừa làm mấy ngày qua, tôi đã đến một vài nơi ở Hội An và Thanh Hà, để chuyển số tiền khiêm tốn của hội VINAHF đến cho các người tàn tật, kém may mắn. Trong khi các bạn khác rất đồng tình về việc này, anh Dũng trầm tĩnh không nói, bỗng hỏi tôi: “Khiết thực sự muốn làm các việc từ thiện, giúp cho người khốn khổ?” Tôi gật đầu, anh Dũng ngắn gọn chỉ hỏi tôi có nếu thì giờ, hãy đi với anh một ngày, cho ý muốn của tôi, anh nói mình đi qua phía bên kia của sông Thu Bồn chớ chẳng đi đâu xa. Tôi nói mai là ngày cuối cùng của tôi tại Hội An và tôi đã có các dự định khác, anh Dũng nói thôi hẹn dịp khác, nhưng tự nhiên có cái gì đó khiến tôi rất chú ý đến đề nghị của anh, nhất là khi anh nói: “Tôi không biết Khiết về có ý định giúp các người nghèo?” Tôi có cảm giác anh có điều gì muốn nói nhiều hơn nhưng không tiện giữa đông bạn bè. Một cái gì sai khiến làm tôi quyết định đổi chương trình ngay lúc đó. Tôi nói ngày mai sẽ đi với anh, Dũng hỏi lại vài lần, và ái ngại về đề nghị của anh làm tôi thay đổi chương trình, hay để chắc là tôi không hứa cuội.

Hôm sau, đúng hẹn, tôi với anh Dũng và anh Thọ trên hai chiếc Honda đi qua phà để đến Xuyên Long. Anh Dũng nói có hai xe honda thì yên tâm hơn nếu có gì thì một người sẽ đưa Khiết về được đến nhà để không trễ chuyến bay vào Sài Gòn.

Đó là chuyến đi mở mắt của tôi. Tuy chỉ đi được trong hai thôn trong ngày, nhưng tôi đã chứng kiến cảnh thống khổ của các người già, tàn tật neo đơn và mới hiểu hết câu hỏi của anh Dũng hôm qua về tôi có ý định giúp người bất hạnh. Tôi thầm nghĩ, nếu tôi biết được như thế này có lẽ tôi sẽ giữ lại số tiền khiêm tốn của VINAHF mà tôi đã cho các nơi khác để đến giao tận tay các người này. Hoá ra, những người trong trại tế bần đã rất khổ rồi, mà cảnh các người già cả, những người tàn tật, hiện đang sống như tôi vừa thấy trong chuyến đi là không diễn tả được.

Xuyên Long là vùng mà thuở nhỏ, khi đi theo các đoàn cứu trợ Hướng đạo, tôi có đến các gia đình mà nhà cửa họ bị lũ lụt cuốn trôi. Tôi cũng đâu thấy những cảnh như hôm nay, mà đó lại là lúc chiến tranh, đằng này đất nước “rừng vàng biển bạc” đã hòa bình trong mấy chục năm. Tôi nhớ câu nói của một chính trị gia Mỹ – Hamilton Fish: “Đất nước mà đáng cho chúng ta chết để bảo vệ khi có chiến tranh, thì nó nhất định cũng phải xứng đáng để sống ở đó khi hòa bình” và tôi xót xa khi hòa bình mà bao nhiêu người chưa có cuộc sống như cha ông, hay chính gia đình họ đã hy sinh để bảo vệ.

Đêm đó ở nhà anh, tôi tìm hiểu thêm và không ngờ từ bao năm anh đã âm thầm làm nhiều việc để giúp cho các người bất hạnh bị bỏ rơi. Tôi thầm mừng vì đã quyết định đúng để có dịp biết những điều cần biết qua chuyến đi này vì đưa giúp đỡ của VINAHF đến đúng người thật xứng đáng là mục đích của Hội.

Tôi có dịp nói chuyện với anh về VINAHF và sung sướng được anh vui vẻ nhận lời cộng tác để đạt hiệu quả cao nhất với số tiền quyên góp khiêm tốn VINAHF nhận được từ các nhà hảo tâm. Từ đó, anh là người TNV cộng tác đắc lực cho VINAHF, anh đi khắp nơi, giúp nhiều chương trình, dự án. Từ việc giúp đỡ cho các nạn nhân bão lụt ở Quảng Ngãi, Quảng Nam, Thừa Thiên, Quảng Trị, Quảng Bình cho đến việc đi tìm hiểu giúp cho từng hoàn cảnh học sinh như của em Một để bắt đầu chương trình Học bổng của VINAHF. Nhiều năm sau, trong một chuyến đi khác với anh, khi dừng chân ăn tối ở một quán trên vùng núi Sơn Phước, anh Dũng tâm sự khi nghĩ đến đoạn đường sẽ phải đi qua để về đến nhà: “Không biết mình còn đi được như thế này bao lâu nữa“.

Trên đường tối đen về nhà, tôi ngồi sau honda Dũng, tôi biết anh thường xuyên có những chuyến đi khuya, anh tâm sự là những lúc thế này anh có nhiều suy nghĩ muốn diễn tả mà không biết làm sao. Tôi đã biết anh, người chỉ làm theo cái Tâm, rất ít khi nói và viết về công việc mình làm.

Khi số người già, tàn tật, học sinh nghèo gia tăng, tôi đề nghị anh nên thay thế các cuốn sổ ghi chép chi tiết của anh về hoàn cảnh của từng người, địa chỉ, lịch sử số tiền cho, tiền do ai đóng góp bằng cách dùng spreadsheet trên máy điện toán và bắt đầu tập sử dụng email vì chúng tôi phải có hình ảnh gởi nhanh qua email để cập nhật cho các nhà hảo tâm. Tội nghiệp cho anh, cũng chịu khó học, các công việc làm bằng tay anh đã thành thạo bao năm, nay chuyển sang làm trên máy điện toán, làm anh mất thì giờ, lo lắng và có khi làm cả ngày trời, bấm cái gì đó nó mất hết. Có lúc anh phải nói với tôi: “VINAHF nhờ chuyển cái gì đến đâu tôi cũng sẽ đi đến, nhưng xin đừng bắt tôi dùng computer nữa!

Tôi rất hiểu, bao nhiêu email anh đã “kêu cứu“, vì “đang làm tự nhiên nó mất hết“, việc làm qua máy tính khiến anh mất rất nhiều thời gian lại không tự tin được như việc ghi chép chi tiết bằng tay, anh khá nản chí, học vi tính trong hoàn cảnh, điều kiện của anh ở VN là chuyện “không tưởng“. May mắn VINAHF có Hoàng thành thạo về máy tính, bao nhiêu cầu cứu của anh tôi đều bấm nút để “forward” cho Hoàng. Trải qua một thời gian vật lộn, tôi vui mừng thấy anh dần dần tự tin hơn khi sử dụng máy điện toán.

Từ đó, các hình ảnh nhóm của anh đi phân phối cứu trợ đã gởi về rất nhanh cho chúng tôi, giúp ích thật nhiều cho việc quyên góp, gây niềm tin cho các người ủng hộ cho VINAHF. Những tấm hình sống động do anh gởi về tình cảnh của đồng bào trong thiên tai, về các cảnh cứu trợ dã chiến cấp thời, các tiến triển và tình huống bất ngờ của việc nhóm anh theo dõi việc xây nhà cho người nghèo với Lửa Việt, hình về gia cảnh của các em học sinh xứng đáng để giúp học bổng, nhiều tình huống cần giúp đỡ nhân đạo khẩn cấp hay các email báo tin về cơn sốt gạo khiến số tiền cứu đói thường xuyên nay không còn cứu được nhiều như trước nữa. Những thông tin anh gởi qua email cập nhật, rất hữu ích để VINAHF chia sẻ với các thân hữu, các nhà hảo tâm mong muốn làm một điều gì đó cho các người nghèo, người bất hạnh.

Tôi ngạc nhiên thú vị, khi thấy các email gần đây anh viết tiếng Việt có bỏ đấu đàng hoàng, viết rõ hơn tôi nhiều. Không những giúp cho VINAHF, anh còn giúp cho Hội VOSA, Bút Nhóm Lửa Việt. Như anh đã tâm sự: “Nếu các anh chị bên đã đó có tấm lòng quyên góp tiền cho người nghèo, thì tôi sẽ cố gắng chuyển, tận tay đến người xứng đáng được nhận, đến đâu tôi cũng sẽ đi.“, và anh đã giữ lời hứa, lặn lội đi âm thầm trong bao năm, chuyển hết số tiền của VINAHF đến tận tay người kém may mắn trong các tỉnh miền Trung và miền Bắc. Qua nhiều năm giúp đỡ cho VINAHF đến nay, anh cũng như các bạn thiện nguyện khác, chưa hề nhận bất cứ chi phí nào của hội VINAHF, cho dù đã có lần đề nghị và các chi phí đi lại này cũng chỉ “gọi là” chứ không làm sao bù đắp lại thời gian, sức lực của các công việc âm thầm của anh và các bạn thiện nguyện.

Tôi đã trả lời email cho em Một với một lời khuyên là em hãy cố gắng giữ lại trong ký ức hình ảnh chú Dũng khuất trong mưa bùn lầy lội sau khi đã cố gắng đến để trao em số tiền học bổng cho kịp thời hạn với trường. Đây là hình ảnh của một tấm lòng, suốt năm năm qua không riêng gì chú Dũng, có bao nhiêu người khác đã âm thầm giúp em từ học bổng, cái laptop cũ, cho đến những lời động viên, hay gần nhất là việc chu đáo gởi gấm của người bảo trợ giúp em việc đi thực tập. Tất cả đều làm vì họ có chung “một tấm lòng“.

Anh Dũng giao học bổng cho Lương Một tại nhà bà ngoại của em.

Tôi khuyên em Một hãy nhớ hình ảnh này bởi vì có ngày em sẽ không còn trong cảnh hàn vi, có lẽ ngoại em cũng không còn để nhắc lại em câu chuyện “Bát cơm Phiếu Mẫu” năm nào trong căn lều tranh lụp xụp. Hãy giữ các hình ảnh này để em đừng quên là lúc nào cũng có bao nhiêu người như em thưở xưa và mong em có “tấm lòng của chú Dũng” để giúp họ, tôi vui mừng khi đọc email của Một với lời hứa sau này sẽ “làm như chú Dũng để giúp đỡ mọi người“.

Tôi sung sướng vì VINAHF đã giúp em tốt nghiệp đại học, nhưng “đỉnh cao của sự giáo dục chính là lòng biết ơn“, chỉ có em tự giáo dục cho mình để có lòng biết ơn, nên tôi mừng hơn việc em được nhận vào công ty để thực tập, là em đã có “lòng biết ơn” trong suy nghĩ “làm như chú Dũng” cho người khác. Tôi nghĩ đó là sự cám ơn đầy ý nghĩa cho chú Dũng và những ai đã giúp em được ngày hôm nay. Cũng khá lâu, có lần em Một email cám ơn VINAHF và nhờ tôi chuyển đến các ân nhân của chương trình học bổng VINAHF đã giúp em theo đuổi giấc mơ đại học, tôi đã sao chép lại một câu trả lời có lần tôi đã nghe, nhận được: “Cách cám ơn tốt nhất là khi ai đó cần cháu giúp đỡ, cháu hãy làm cho họ như những gì cháu nhận được hôm nay” và tôi vẫn muốn lặp lại lần nữa.

Email của Một gởi cho riêng tôi, nhưng liên tưởng đến trăn trở của Dũng khi không biết mình còn lặn lội đi được bao lâu khi đã quá cái tuổi “tri thiên mệnh“, tôi nghĩ rằng Dũng có thể yên tâm, những cái nhân Dũng đã gieo thì sẽ có lúc nở quả và khi đến thời gian đó, anh có thể yên tâm và mãn nguyện khi thấy những cây măng mới như Một sẽ mọc lên.

Từ  email của Một, tôi viết lại câu chuyện và cám ơn số phận đã đưa tôi gặp lại người bạn học cũ của trường Trần Quí Cáp năm xưa, nhại một câu hát: “thời học trò, ngồi cùng lớp, bây giờ chung ý muốn“. Tôi tìm trong anh những câu trả lời về chữ “Tâm” mà tôi luôn muốn hiểu được. Tôi phải nhờ sự diễn đạt của mẹ Therasa để nói được điều anh đã làm: “Không phải mọi người đều có thể làm được việc lớn, nhưng ai cũng có thể làm được việc nhỏ với tình yêu lớn.”

Tôi biết rằng nếu không có “tình yêu lớn“, hay bằng các tên khác như là lòng từ bi, bác ái, tình người, mà tôi gọi chung là “tấm lòng“,  thì anh không thể  làm được rất nhiều việc cho các người bất hạnh chung quanh và tôi vì luôn nhớ đến tấm lòng của anh cũng như bao nhiêu người khác, cho nên câu nói này đã được đặt ngay trên đầu trang web của VINAHF: “We can’t all do the big things but we can do small things with big love.” (Mẹ Therasa). Câu nói để tặng cho anh và bao nhiêu TNV VINAHF âm thầm khác trong việc dấn thân giúp người nghèo mà luôn sẵn sàng vì có “một tấm lòng“.

Về điều này, chắc anh còn nhớ thầy Nguyễn Công Trợ dạy tôi và anh môn Việt văn năm lớp chín hai (9/2), ông giảng hai câu thơ Đường, mà đến nay tôi vẫn thuộc:

Nhân sinh tự cổ tùy vô tử.
Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh.
(Xưa nay thử hỏi ai không chết,
Lưu lại đời sau một tấm lòng.)

Buổi sáng đầu Thu – New Jersey 2009.

]]>
https://khiet.vinahf.net/2009/06/19/nguoi-ban-vinahf-chung-thuy/feed/ 0 76